Có nên ăn khoai tây mọc mầm?

co nen an khoai tay moc mam thumb

Có khá nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề có nên ăn khoai tây mọc mầm không. Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm rất độc, nhưng số khác lại cho rằng có thể sử dụng được bình thường khi ta loại bỏ đi những mầm này đi. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây cùng Blog Sống Đời bạn nhé!

Có nên uống vitamin c không?

Có nên uống sữa trước khi đi ngủ?

Vì sao ăn khoai tây mọc mầm được cho là nguy hiểm?

Đã bao giờ bạn được ai đó cảnh báo trước tình trạng có nên ăn khoai tây mọc mầm như “Khoai tây này mọc mầm rồi, không ăn được đâu”, hay “Vứt đi, khoai tây mọc mầm rồi ăn vào độc lắm”,… Tất cả đều có nguyên nhân của nó đấy!

Khoai tây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể, đặc biệt là Solanine và Chaconine. Đây là hai hợp chất Glycoalkaloid có nhiều trong cà tím, cà chua. Với một hàm lượng nhỏ, Glycoalkaloid được cho là mang lại lợi ích cho sức khỏe như nâng cao sức đề kháng, giúp hạ đường huyết, hạ cholesterol,…

Hình minh họa: Khoai tây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Hình minh họa: Khoai tây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Tuy nhiên khi khoai tây mọc mầm hàm lượng Solanine trở nên cao hơn, điều này đồng nghĩa với Glycoalkaloidbắt đầu tăng lên. Solanine có tính gây mê, trước đây dùng để chữa chứng động kinh. Nó có thể xuất hiện một cách tự nhiên ở các bộ phận của cây như lá, quả, củ,…Solanine còn có khả năng diệt nấm, trừ sâu tự nhiên trong cây để chống lại côn trùng và các tác nhân gây bệnh.

Khi khoai tây mọc mầm, có màu xanh,… có nghĩa là hàm lượng Solanine đạt ở mức độ nguy hiểm. Vô tình tiêu thụ khoai tây mọc mầm có chứa hợp chất này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc có thể là nôn, đau bụng, tiêu chảy,… keo dài trong vòng vài giờ đến 1-3 ngày. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn, chúng còn có thể gây nên tình trạng tụt huyết áp, đau đầu, sốt, mạch đập nhanh, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Phụ nữ mang lai được khuyến cao không nên sử dụng khoai tây mọc mầm. Điều này có thể tăng nguy cơ mang thai dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai cần chú trọng con đường ăn uống, nhất là việc cẩn thận trước khoai tây mọc mầm.

Hình minh họa: Khoai tây mọc mầm chứa nhiều chất độc
Hình minh họa: Khoai tây mọc mầm chứa nhiều chất độc

Có nên ăn khoai tây mọc mầm không?

Trước thực tế về khoai tây mọc mầm, bạn có thể tự trả lời được câu hỏi có nên ăn khoai tây mọc mầm không. Theo khuyến cáo, khoai tây dập nát, mọc mầm xanh nhiều bạn nên vứt bỏ, không nên tiếc.

Trường hợp khoai tây xuất hiện những mầm còn nhỏ, bạn có thể xử lý an toàn trước khi sử dụng. Lúc này, bạn cần gọt sạch vỏ khoai tây, loại bỏ mầm, khoét bỏ sạch chân mầm toàn bộ rồi ngâm trong nước vài giờ. Solanine là hợp chất có thể tan trong nước nên ngâm khoai tây trong nước có thể giảm bớt chất độc. Đồng thời, bạn có thể cho vào một ít muối ngâm khoảng 15 – 20 phút trước khi nấu. Muối có thể giúp loại bỏ sạch những tạp chất dính bên ngoài cũng như chất độc trên khoai tây hiệu quả hơn.

Hình minh họa: Ngâm rửa khoai tây thật sạch trước khi nấu
Hình minh họa: Ngâm rửa khoai tây thật sạch trước khi nấu

Những lưu ý quan trọng khi dùng khoai tây

Không chỉ dừng lại ở câu hỏi có nên ăn khoai tây mọc mầm không, bất cứ ai cũng cần trang bị cho mình một số lưu ý cần thiết khi mua, sơ chế, bảo quản khoai tây. Đặc biệt là những bà nội trợ – những người thường chăm lo sức khỏe cho gia đình cần chú ý:

  • Ăn sớm ngay sau khi mua khoai tây, không nên để quá lâu.
  • Khi ăn khoai tây nhớ gọt vỏ sạch sẽ và bỏ mầm xanh.
  • Không nên ăn khoai tây đã cũ, mềm, mọc mầm xanh, tím.
  • Khi mua khoai tây bạn nên chọn củ màu vàng hơn là màu trắng.
  • Những củ khoai tây rắn, lành, cầm chắc tay, vỏ trơn nhẵn thường sẽ tươi ngon.
  • Không nên để khoai tây ở những nơi có ánh sáng, độ ấm áp cao vì có thể thúc đẩy nhanh quá trình mọc mầm.
  • Cất khoai tây chưa rửa ở những nơi có độ tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay.
  • Không nên trữ khoai tây quá 12 ngày vì lúc này khoai tây đã cũ.
  • Khi gọt vỏ khoai, nếu bạn thấy vệt màu xanh xuất hiện thì nên khoét bỏ.
  • Nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ trước khi sơ chế để loại bỏ chất độc.
  • Vô tình ăn khoai tây mọc mầm, có chứa chất độc, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Có nên ăn khoai tây mọc mầm không được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng. Do đó, khi thấy khoai tây xuất hiện mầm xanh, cũ, dập nát,… bạn nên vứt bỏ, không nên tiếc nhé. Trường hợp khoai tây có vài mầm nhỏ, bạn cần xử lý cẩn thận trước khi chế biến. Sức khỏe con người là điều quan trọng, bất cứ loại thực phẩm nào đưa vào cơ thể cũng cần đảm bảo an toàn và lành tính. Do đó, bạn không nên chủ quan trong bất cứ trường hợp nào./

Tin liên quan:

Có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý?

Có nên uống sữa khi đói không?

Share:

Author: Phuc Thao

Người yêu thích viết lách trong lĩnh vực sức khỏe cũng như marketing. Tôi mong những bài viết của mình mọi người sẽ yêu thích! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi!

Tin liên quan khác