Thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày nên chú ý

Thoi quen tot suc khoe

Những thói quen xấu hay không khoa học trong ăn uốn sinh hoạt hằng ngày có thể gây ra bệnh tật ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vậy cần có những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày như thế nào. Sau đây, blog Sống Đời xin chia sẻ một vài ý kiến của mình đóng góp cho quý vị có thói quen có lợi hơn mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

I. Thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày

A. Tập luyện thể dục

1. Thực hiện ít nhất 30 phút tập luyện thể dục mỗi ngày
2. Chọn loại hình tập luyện phù hợp như chạy bộ, bơi lội, yoga, võ thuật, v.v.
3. Đặt mục tiêu cụ thể và theo dõi tiến độ của bản thân

Thực ra việc tập thể dục mỗi ngày cho sức khỏe dẻo dai là rất tốt. Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng cứ tập thể dục là khỏe, không phải đơn giản như vậy. Có rất nhiều người không chỉ tập thể dục mà có thể họ là vận động viên ngành thể thao, họ tập luyện mỗi ngày nhưng vẫn sanh bệnh hiểm nghèo hay bị tai nạn mà chết tức tưởi khi tuổi đời còn rất trẻ là tại sao? Bởi vì bệnh tật và tai nạn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có vài phần là do nghiệp chướng, cho nên muốn khỏe và sống thọ không chỉ tập thể dục, thể thao mỗi ngày mà cần phải sống như thế nào đó để giúp bản thân tránh việc tạo nghiệp xấu mà phải trả ác báo bệnh tật và đoản mệnh. Có nhiều phân tích của các bậc trưởng bối cho rằng môn lạy Phật sám hối còn tốt hơn cả thể dục vì nó vừa là thể dục mà vừa giúp tiêu nghiệp tăng phước. Còn như chỉ tập thể dục thì chỉ có tác dụng về mặt cơ bắp dẻo dai, máu huyết lưu thông tốt, ăn uống khỏe mạnh loại trừ được các bệnh sinh lý nhưng khổng giải được nghiệp.

Ví như đủ hội đủ nhân duyên có oán gia trái chủ tới đòi mạng thì người TDTT giỏi cách mấy cũng không qua khỏi được. Có rất nhiều người bệnh nan y như bệnh ung thư, sương khớp, thần kinh,… chẳng hạn cũng dùng phương pháp niệm Phật, lạy Phật sám hối hay các phương pháp tu tập khác theo Phật giáo mà có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách “Bệnh viện trả về Phật pháp cứu sống”

B. Ăn uống lành mạnh

1. Bữa sáng: ăn đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, sữa chua, v.v.
2. Bữa trưa và tối: ăn đủ các nhóm thực phẩm như rau củ, trái cây, hạt,…nên tránh các thức ăn từ thịt vì không hợp với cơ thể dễ sanh bệnh. Về vấn đề khoa học trong ăn uống này, bạn có thể đọc thêm cuốn sách “Minh triết trong ăn uống của Phương Đông – Tác giả lương y Ngô Đức Vượng.

Minh triet trong an uong

3. Chú ý nguồn nước sử dụng

Nên chú ý nguồn nước đang sử dụng, cần giữ được độ PH vừa phải đặc biệt là nước có độ kiềm cao vì cơ thể phù hợp với môi trường kiềm cơ thểđộ PH khoảng 7.4, trong khi đó nước giếng khoan hay nước máy lọc nước Ro rất dễ tạo ra độ PH thấp dưới 7.0 tạo ra môi trường A xít dễ sinh bệnh.

4. Tránh ăn quá no và ăn đồ ăn nhanh, có nhiều chất béo và đường

C. Thủy động tinh thần

1. Tạo ra thời gian cho các hoạt động giảm căng thẳng như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, nghe giảng pháp(Như tôi thường hay nghe bài giảng kinh Vô Lượng Thọ gần 300 tập của pháp sư Tịnh Không) v.v..
2. Thực hiện các bài tập thở sâu và yoga để giúp thư giãn tinh thần, có thể thay thế bằng bài công phu niệm Phật, lạy Phật sám hối giúp loại bỏ căng thẳng, tăng phước, tiêu nghiệp, giúp định tâm phát sanh trí tuệ,…
3. Tránh căng thẳng và lo lắng bằng cách quản lý thời gian hiệu quả và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè

D. Ngủ đủ giấc

1. Đảm bảo ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Không thức quá khuy và ngủ dậy quá sớm. Đảm bảo đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ tốt nhất thời gian từ 11h đêm tới 4h sáng hôm sau.
2. Tạo môi trường thoáng mát và yên tĩnh để có giấc ngủ sâu và ngon
3. Tránh sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ để giảm ánh sáng xanh và kích thích não bộ

E. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

1. Đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm
2. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào
3. Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

II. Cần luôn sửa đổi bản thân, kiểm điểm lỗi lầm tạo lối sống tích cực

Sửa đổi bản thân là một quá trình không bao giờ ngừng, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng ta luôn cần phải tự kiểm điểm và tìm kiếm những cách để cải thiện bản thân, từ đó tạo ra một lối sống tích cực và hạnh phúc. Bởi vì thường những sai lầm của chúng ta chính là những suy nghĩ, hành động trái ngược với quy luật của tự nhiên va vũ trụ. Những sai lầm này làm chúng ta sống không phù hợp với đạo đức, chuẩn mực hay quy luật vũ trụ nhân sinh nói chung, cho nên chống trái điều này sẽ là đang tự hủy diệt bản thân mình, hậu quả của những việc làm lỗi lầm thường mang tới hậu quả như làm bản thân sanh bệnh, đoản mệnh và bị sa đọa.

Để có thể sửa đổi bản thân, chúng ta cần phải nhận ra những lỗi lầm của mình. Đôi khi, chúng ta có thể không nhận ra những sai lầm mà mình đang mắc phải, hoặc không muốn công nhận chúng. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ khiến cho chúng ta tiếp tục mắc phải những lỗi lầm đó, và không thể tiến bộ được.

Hãy dành thời gian để suy ngẫm về mình, xem lại những hành động của mình trong quá khứ và đánh giá chúng. Nếu có sai lầm, hãy chấp nhận và học hỏi từ chúng. Điều này sẽ giúp cho chúng ta trưởng thành hơn và trở nên thông minh hơn trong việc ra quyết định.

Sau khi nhận ra những lỗi lầm của mình, chúng ta cần phải tìm kiếm cách để sửa chúng. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác hoặc tự học hỏi từ các tài liệu khác nhau. Chúng ta cũng có thể tham gia vào các khóa học hoặc các chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng và kiến thức của mình. Phước đức hơn nữa đó là hãy tìm đến Phật pháp, học bố thí vô úy để gieo nhân sức khỏe và sống thọ; Học niệm Phật, lạy Phật sám hối để tăng phước, tiêu nghiệp; Học cách làm thiện cho đi như bố thí, cúng dường, giúp đỡ người khác,…nhờ vào đó mà tạo phước cho bản thân và có phước thì hầu như có tất cả kể cả sức khỏe.

Lay phat sam hoi
Ảnh minh họa về lạy Phật sám hối

Cuối cùng, để tạo ra một lối sống tích cực và hạnh phúc, chúng ta cần phải áp dụng những gì đã học được vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy cố gắng thay đổi những thói quen xấu bằng những thói quen tốt hơn, và luôn giữ tâm trí mình trong trạng thái tích cực.

Tóm lại, việc sửa đổi bản thân là một quá trình không bao giờ ngừng. Chúng ta cần phải tự kiểm điểm và tìm kiếm những cách để cải thiện bản thân, từ đó tạo ra một lối sống tích cực và hạnh phúc. Điều này cũng giúp bản thân có lối sống tốt, ít phạm sai lầm tạo nghiệp mà tổn hại tới sức khỏe và sanh mạng. Hãy luôn cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

III. Muốn khỏe mạnh trường thọ cần tránh sát sanh mà năng phóng sanh

Như phần trên có nói về bố thí vô úy là nguyên nhân căn bản giúp người ta sống khỏe mạnh và trường thọ. Nhưng nếu nói không rõ nhiều bạn đọc sẽ không rõ nên tôi tách ra mục riêng biệt này nhấn mạnh rằng muốn sống khỏe mạnh và trường thọ thì không những tránh sát sanh, ăn chay là cách tránh tạo nghiệp sát hiệu quả nhất và cũng phù hợp cơ chế sin học của cơ thể con người theo phân tích của lương y Ngô Đức Vượng(Trong sách Minh Triết Trong ăn uống của Phương Đông và trong các bài thuyết trình của ông) mà ngược lại cần năng phóng sanh.

Đây là một quy luật vũ trụ mà chỉ có những người học Phật và có sự tin sâu nhân quả mới có thể hiểu và hành đúng để ra được kết quả là sức khỏe tốt, cuộc sống bình an. Sống bìn bình an an đây cũng là sự lựa chọn của những người có trí tuệ, còn những người thông minh thì chỉ dừng lại ở việc nắm bắt, chớp cơ hộ để tạo tiền tài, danh vọng nhưng vô tình trong quá trình đó lại tạo ra không ít nghiệp chướng đặc biệt là nghiệp sát sanh vì có tiền thường sẽ phải đãi đằng, ăn nhậu nhiều cho nên nghiệp sát cũng theo đó mà tăng theo, tuổi thọ và sức khỏe vì vậy mà cũng giảm đi. Bạn có thể đọc thêm cuốn sách Vạn Thiện Tiên Tư trong bộ sách An Sĩ Toàn Thư để tham khảo về vấn đề khuyên người tránh sát sanh.

Thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và tăng cường chất lượng cuộc sống. Bằng việc học Phật, học bố thí vô úy(là bố thí sự không sợ hãi như cho người bệnh thuốc men, động viên người bệnh hoạn làm cho họ vui vẻ bớt lo âu sợ hãi, phóng sanh vật sắp bị giết thịt,… ), bố thí vô úy là cái nhân để có cái quả là sức khỏe tốt, đây là điều ít người biết được triết lý nhân quả mà Phật đã dạy. Ngoài ra, để có sức khỏe cũng cần có những yếu tố khác như niệm Phật, lạy Phật sám hối mỗi ngày, tập luyện thể dục, ăn uống lành mạnh, sống lạc quan, ngủ đủ giấc và kiểm tra sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe tốt và tránh được nhiều bệnh tật. Hãy bắt đầu từ hôm nay và biến những thói quen này thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Xem thêm: Muốn sống khỏe mạnh phải làm gì?

Share:

Author: Tuan Nguyen

Tuan Nguyen - người thích chia sẻ những vấn đề về giáo dục sức khỏe và nhiều kinh nghiệm sống thú vị khác trong cuộc sống. Mong rằng blog Sống đời vui khỏe này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích

Tin liên quan khác