Những ngành nghề không nên học vì có nguy cơ thất nghiệp

nhung nganh nghe khong nen hoc vi co nguy co that nghiep thumb

Việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay được nhiều người quan tâm tìm hiểu và đây được xem là điều rất quan trọng. Bởi nó không chỉ quyết định đến sự nghiệp, tương lai, mà cả cuộc đời và số mệnh. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ngành nghề không nên học vì có nguy cơ thất nghiệp.

Những ngành nghề không nên học vì có nguy cơ thất nghiệp hiện nay

Tỉ lệ thất nghiệp trong nhiều năm gần đây tại Việt Nam liên tục tăng cao. Theo Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cho biết có đến khoảng 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp mỗi năm.

Trong số đó có rất nhiều người được cho là tốt nghiệp những ngành được dự đoán khát nhân lực chỉ 4- 5 năm trước đó. Thực trạng này đã kéo theo rất nhiều sự lo lắng cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa bước vào đời.

Hình minh họa: Tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội ngày càng cao
Hình minh họa: Tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội ngày càng cao

Theo tìm hiểu và khảo sát của songdoi.org, chúng tôi nhận thấy những ngành nghề dưới đây có nguy cơ thất nghiệp cao hơn những ngành khác. Các bạn trẻ khi lựa chọn nghề nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định học nhé!

  • Ngành Sư phạm
  • Ngành Kế toán – Kiểm toán
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Ngành Công nghệ Môi trường
  • Ngành Lịch sử
  • Ngành Tâm lý học
  • Ngành Công nghệ sinh học.
  • Ngành Biên tập xuất bản

Nhìn chung, việc sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ ở thị trường lao động. Ngay từ ban đầu, nhiều học sinh khi chọn nghề đã thiếu định hướng nghề nghiệp, việc học một cách thụ động không chú trọng phát triển kỹ năng mềm, ngoại ngữ,…

Hình minh họa: Nhiều người cảm thấy chán ghét công việc của chính mình
Hình minh họa: Nhiều người cảm thấy chán ghét công việc của chính mình

Bên cạnh đó, thị trường lao động đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, các công ty tuyển dụng chú trọng nhiều vào kinh nghiệm, ngoại hình. Trong quá trình làm việc, người lao động cũng chưa chủ động linh hoạt và ảnh hưởng đến năng suất công việc.

Nhiều bạn trẻ khi được hỏi nói rằng họ cảm thấy không hạnh phúc với công việc hiện tại. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến nghỉ việc và thất nghiệp. Vì sao bạn không hạnh phúc với công việc của chính mình hiện tại? Là từ lúc lựa chọn việc làm, bạn đã không biết dựa trên những tiêu chí để đảm bảo mình có thể hạnh phúc, an lạc với chính công việc của mình sau này.

4 tiêu chí khi lựa chọn nghề nghiệp để không lo thất nghiệp, an lạc hạnh phúc

Lựa chọn nghề nghiệp được đánh giá rất quan trọng hiện nay. Trong cách nhìn của đạo Phật, khi lựa chọn nghề nghiệp bạn nên dựa vào những 4 tiêu chí chọn nghề sau đây.

1/Phải hiểu rằng Nhân – Qủa luôn đúng

Một trong những tiêu chí khi lựa chọn nghề nghiệp bạn trẻ cần phải nắm rõ, đó chính là phải hiểu và tin sâu rằng Nhân – Qủa không sai. Nhân – Qủa rồi sẽ chắc chắn đến, sớm hay muộn không thôi. Nếu gieo nhân lành, chắc chắn bạn sẽ hái được trái ngọt, gieo nhân ác ắt phải chịu nhiều khổ đau. Bản thân không thể oán trách ai được.

Hình minh họa: Dù làm nghề gì, bạn cũng phải tin sâu vào Nhân – Qủa
Hình minh họa: Dù làm nghề gì, bạn cũng phải tin sâu vào Nhân – Qủa

Trong học tập, làm việc, bạn phải luôn phải làm những điều tốt, tránh điều xấu xa, đấy là lúc bạn đang gieo nhân tốt. Ví dụ như nếu làm một người Thầy giáo dạy chữ, nhưng bắt ép học sinh, sinh viên của mình phải “chung chi tiền bạc” thì điểm mới cao, mới qua môn thì bạn đã gieo nên một nhân ác.

Hoặc với tư cách là một Bác sĩ, nhưng bạn lại nạo phá thai, ắt hẳn cuộc sống của bạn sẽ không hạnh phúc gì khi hằng ngày phải chứng kiến bao sinh linh vô tội bị giết bỏ chính bằng đôi bàn tay của mình đúng không?

Xem thêm:>>>> Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai

2/ Hãy luôn trung thực

Dù học tập lựa chọn bất cứ một công việc nào, bạn phải luôn trung thực, nhất định phải trung thực. Ngày nay việc che đậy, dối trá trong công việc cuộc sống để kiếm tiền, lợi nhuận, tranh giành mà không từ một thủ đoạn nào đã không còn xa lạ. Dù vậy, nhưng nếu đã tin vào Nhân – Qủa, là người Phật tử chính trực thì bạn phải luôn biết giữ mình, không vì lợi ích của bản thân mà đánh mất đi sự trung thực của mình, dù là nhỏ nhất.

3/Giữ chánh niệm trong công việc

Để không rơi vào tình trạng thất nghiệp, bạn phải giữ được chính niệm trong công việc của mình. Chánh niệm chính là biết được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong công việc, bạn phải chú tâm vào việc bạn làm, vào đồng nghiệp, vào đối tác, vào lãnh đạo,… để thực hiện đúng chánh niệm.

Hình minh họa: Biết giữ chánh niệm trong công việc, đó là lúc bạn vượt qua thử thách
Hình minh họa: Biết giữ chánh niệm trong công việc, đó là lúc bạn vượt qua thử thách

Nhiều người cảm thấy chán ghét công việc, đồng nghiệp,… vì nghĩ rằng họ không mang đến cho chúng ta những điều hay. Tuy nhiên, nếu biết chú tâm lắng nghe, tìm hiểu một chút thì công việc này thực sự đã mang đến cho chúng ta nhiều bài học.

Hoặc đồng nghiệp này có những điểm tích cực, điểm tốt mà trước đây chúng ta đã bỏ qua. Thực hành chánh niệm mỗi ngày, ngay cả trong công việc căng thẳng, đồng nghiệp chơi xấu, môi trường làm việc không thuận lợi,… chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua được thất nghiệp.

4/Trân trọng công việc mình đang có

Dù là làm nghề gì đi chăng nữa, bạn cũng phải biết trân trọng công việc của mình đang có. Bởi một công việc dù nhỏ đi chăng nữa cũng góp phần vào việc xây dựng xã hội. Hãy biết cách trân trọng chính công việc của mình, vì mỗi công việc đều sẽ có những vai trò nhất định trong xã hội.

Hình minh họa: Để an lạc hạnh phúc, hãy biết trân trọng công việc mình đang có
Hình minh họa: Để an lạc hạnh phúc, hãy biết trân trọng công việc mình đang có

Đừng nên làm việc vì đếm ngày trả tiền, cuối tháng lãnh lương như một trách nhiệm phải vậy. Hãy làm việc với một thái độ tri ân, may mắn, hạnh phúc và hài lòng khi nhìn vào điểm tích cực của công việc.

Trên đây là một số chia sẻ về những ngành nghề không nên học vì có nguy cơ thất nghiệp. Đồng thời, làm sao để lựa chọn nghề nghiệp cũng như trong quá trình làm việc con người cảm thấy hạnh phúc, an lạc.

Trên chỉ là ý kiến cá nhân tôi, nó không khẳng định chắc chắn điều gì hết. Việc thất nghiệp hay không là do nhiều nguyên nhân, không nhất thiết do cái nghề nghiệp, lỗi không phải tại ai cũng không phải tại nghề nghiệp mà phần nhiều lỗi là do cá nhân người bị thất nghiệp là chính(Do cái nghiệp). Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc giải đáp được thắc mắc của mình. Từ đó, có được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm để con đường sự nghiệp hanh thông, thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Theo Phúc Thảo

Bạn có biết:>>>>> Các ngành đang thiếu nhân lực 2021

Share:

Author: Phuc Thao

Người yêu thích viết lách trong lĩnh vực sức khỏe cũng như marketing. Tôi mong những bài viết của mình mọi người sẽ yêu thích! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi!

Tin liên quan khác