Bên cạnh những ngành nghề đang dư thừa nguồn lực thì xã hội hiện nay cũng có rất nhiều ngành đang thiếu hụt người lao động. Bạn đã biết chưa, các ngành đang thiếu nhân lực 2021? Chúng ta sẽ cùng Blog Sống Đời tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Việt Nam đang gặp một thách thức rất lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó chính là tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn lực. Đặc biệt là tình trạng thị trường lao động thiếu hụt nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cao.
Theo Tổ chức Lao động Quốc Tế ILO, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều từ nền công nghiệp 4.0. Chất lượng nguồn lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, năng suất lao động thấp hơn nhiều lần so với nhiều nước khu vực ASEAN,…
Những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức đào tạo chuyên môn đơn giản sẽ chịu tác động lớn, dẫn đến nguy cơ thấp nghiệp. Nhất là trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ tự động, trí tuệ nhân tạo như một quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nguồn nhân lực chất lượng cao theo ý kiến của các chuyên gia là phải có đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng làm chủ thiết bị công nghệ hiện đại. Cùng với đó là sử dụng được ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp, năng lực sáng tạo, tác phong nghề nghiệp, kỹ năng xã hội, lương tâm đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe để làm nghề.
Các ngành đang thiếu nhân lực 2021 bạn có thể tham khảo
Theo nghiên cứu và khảo sát của Blog Sống Đời, chúng tôi nhận thấy các ngành đang thiếu nhân lực 2021 và trong thời gian đến tập trung chủ yếu vào nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Ngôn ngữ, Xây dựng, Kinh doanh,… Đây là những ngành hiện xã hội đã, đang và hứa hẹn sẽ trên đà phát triển và phát triển mạnh. Người học những ngành nghề này khi ra trường sẽ dễ tìm kiếm công việc phù hợp vì có nhiều vị trí trong xã hội cần phải có nguồn lực lao động để mang lại hiệu quả công việc tối ưu.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết một số ngành đang thiếu nhân lực 2021 nhé:
a/Ngành Công nghệ Thông tin
Ngành Công nghệ Thông tin là một trong các ngành đang thiếu nhân lực 2021. Bằng chứng là sinh viên học ngành này ra trường hầu hết đều có thể làm việc đúng năng lực chuyên môn. Nhiều tổ chức tập đoàn lớn trong nước và quốc tế liên tục chiêu mộ nhân tài với nhiều chính sách hấp dẫn tại nhiều vị trí như Lập trình viên, Kỹ thuật viên phần cứng, Kỹ thuật viên phần mềm, Kỹ sư an ninh mạng,…
b/Ngành liên quan đến Ngôn ngữ
Những ngành liên quan đến Ngôn ngữ trong năm 2021 cũng đang được đánh giá là “khát” nguồn lực. Tuy năm 2020 bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid – 19, nhưng ngày càng có nhiều công ty, Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Những vị trí việc làm như biên – phiên dịch sẽ rất có chỗ đứng cho các bạn trẻ trong năm mới này. Không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ Anh, hiện nay sinh viên có năng lực tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung,…đều rất được trọng dụng.
c/Ngành xây dựng
Đại dịch Covid – 19 vẫn không làm ảnh hưởng quá nhiều đến việc xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong các ngành đang thiếu nhân lực 2021, không thể không nhắc đến ngành xây dựng. Nhu cầu xây dựng nhà ở, tòa nhà, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, cầu đường,….ngày càng nhiều khiến các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này “đỏ mắt” tìm kiếm nhân lực chất lượng nhưng vẫn không đáp ứng kịp.
d/Ngành Marketing
Với những ai hoạt động trong lĩnh vực này chắc chắn phần nào nắm được sự cần thiết của nguồn lực Marketing trong một Doanh nghiệp. Nhất là đối với những Doanh nghiệp hoạt động trong thời kỳ khó khăn khủng hoảng Covid – 19 lại càng đội ngũ Marketing tiềm năng và hiệu quả.
Hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay đều tuyển dụng vị trí Marketing nhằm mong muốn bán được càng nhiều sản phẩm của công ty càng tốt để tăng doanh thu, nâng cao lợi luận. Năm 2021, Marketing hứa hẹn sẽ là một trong các ngành đang thiếu hụt nhân lực đang chờ đón bạn.
e/Ngành Tâm lý học
Ở các nước phát triển, ngành Tâm lý học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi đó ở Việt Nam ngành này vẫn còn hạn chế, tuy nhiên không phải không có đất phát triển.
Thậm chí vì quan điểm học ngành Tâm lý không có tính ứng dụng rộng rãi nên số lượng sinh viên theo học ngành này ngày càng ít đi. Bạn có biết, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Tâm lý học khoảng 1.000 người nhưng con số người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc khá hạn chế.
Người học ngành Tâm lý có thể làm việc ở các Bệnh viện, Trường học, cũng có thể là bác sĩ tâm lý độc lập,….Đây cũng là ngành được các chuyên gia đánh giá thuộc top các ngành đang thiếu nhân lực 2021.
Làm gì để nhan chóng có việc làm khi ra trường?
Như đã nói ở trên, Việt Nam hiện đang đứng trước một thách thức rất lớn, đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đào tạo nguồn lực sao cho đảm bảo yêu cầu công việc là vấn đề rất được chú trọng tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên ra trường không có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội đã khiến tình trạng thất nghiệp, làm trái nghề rất nhiều.
Để có thể theo đuổi trọn vẹn con đường sự nghiệp đã chọn trước đó, người học cần phải xác định ngành học phù hợp ngay từ ban đầu. Đồng thời, trong quá trình học cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện trình độ chuyên môn, tích cực bổ sung kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc. Hãy làm việc bằng tất cả sự đam mê, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp để có thể góp phần phát triển doanh thu cho Doanh nghiệp. Đấy, chính là lúc bạn không phải lo thất nghiệp sau khi ra trường và làm việc./
Bình An
Xem thêm: