Sát sinh gà vịt có sao không – Nhân quả nghiệp báo của sát sanh hại vật

Giết gà vịt có sao không

I. Sát sinh gà vịt có sao không

A. Thực trang của việc sát sinh gà vịt hiện nay

Sát sinh hay giết hại gà vịt là vì mục đích tạo ra thực phẩm cho bửa ăn của con người. Nhìn về góc độ thế gian thì thấy rất bình thường, không phạm pháp. Cũng không có sự đánh giá về đạo đức con người theo thể chế giáo dục hiện tại. Tuy vậy, Pháp luật cũng có quy định quy trình làm thịt gà vịt cũng cần có sự khoa học làm giảm thiểu sự đau đớn, tàn khốc trong giết mổ, tránh ảnh hưởng đến các vấn đề bạo lực thô bạo, ảnh hưởng đạo đức, cảnh quan, môi trường sống,…Một góc nhìn có tính nhân văn hơn là việc sát sanh sẽ làm tổn hại tâm từ bi, lòng yêu thương chúng sanh của con người. Con vật cũng biết đau, cũng có cảm xúc, chúng cũng có cha mẹ, có gia đình, anh chị em của chúng, chúng cũng không khác gì con người. Tại sao chúng ta lại giết hại chúng? Trong khi một thực tế là con người sống không nhất thiết cứ phải ăn thịt mới sống được. Thức ăn của con người từ nguồn gốc xa xưa là từ thực vật chứ không phải động vật. Các bằng chứng phân tích khoa học hiện nay cũng cho thấy cơ thể con người có bộ máy sinh học y như các loài vật ăn rau củ quả, ăn cỏ và chỉ phù hợp với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Có phải vì chúng ta là kẻ mạnh còn chúng là kẻ yếu, chúng ta đang sống theo quy luật “Lấy mạnh hiếp yếu” hay không?

B. Có nên sát sinh gà vịt hay không?

Cũng tùy vào quan điểm từng người. Tùy vào mục đích của mỗi người, có người giết gà vịt chỉ để ăn, có người giết để bán(kiểu nghề đồ tể), có người dạy người khác giết, có người thuê hay sai người khác giết, có người tùy hỷ, đồng tình với người khác giết,…tất cả đều quy vào có tâm giết hại, có tâm làm tổn hại tới chúng sanh. Chỉ với tâm này thì mình đã tạo nghiệp sát sanh rồi. Mà tạo nghiệp sát sanh thì quả báo rất nặng nề, khó mà gánh được. Khi chưa bị quả báo, còn sức khỏe và cuộc sống ổn định thì  người ta thường thờ ơ với tất cả lời dăn dạy của các bậc thiện tri thức. Nhưng khi quả báo đến rồi thì nghiệp đổ như núi đổ, tránh né cũng không còn kịp nữa.

Sát sinh gà vịt có sao không
Ảnh minh họa: Gà vịt được mang bán ngoài chợ

Cho nên lời khuyên ở đây là không nên sát sanh gà vịt hay bất kỳ loài sanh vật nào. Nên chọn cách ăn chay, ăn thực dưỡng mới có sức khỏe tốt, trường thọ và mọi chuyện mới được an ổn. Con người vốn cấu trúc cơ thể hoàn toàn phù hợp với các loài vật ăn rau cỏ như trâu, bò, dê, ngựa,…nên ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật mới phù hợp. Từ bao giờ, người ta phát triển các tri thức tà kiến bảo con người ăn thịt mới có đủ chất, mới ngon, mới đúng,…Về lâu dần thành thói quen xấu, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cho nên con người ngày càng gặp tai họa nhiều, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình ngày nay đang càng ngày cảm giảm đi. Tất cả là do ăn sai, uống sai. Bạn có thể bắt gặp quan điểm này trong cuốn sách Minh triết trong ăn uống của Phương Đông tác giả lương y Ngô Đức Vượng.

II. Nhân quả nghiệp báo của sát sanh hại vật

A. Khái niệm về nhân quả nghiệp báo

Nhân quả nghiệp báo là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Nó ám chỉ rằng mọi hành động của chúng ta đều có hậu quả tương ứng. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Nếu ta làm điều tốt, thì sẽ nhận được điều tốt trong tương lai. Ngược lại, nếu ta làm điều xấu, thì sẽ chịu nhận hậu quả xấu. Nhân quả nghiệp báo cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa các sự việc trong cuộc đời. Nếu ta muốn có một cuộc sống tốt đẹp, thì cần phải hành động đúng đắn và tốt bụng với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, nhân quả nghiệp báo là một khái niệm rất quan trọng để chúng ta có thể sống hạnh phúc và an lạc trong cuộc đời. Người phàm phu như chúng ta đây không thể hiểu rõ được đường đi nước bước của nhân quả, chỉ có đấng giác ngộ như Phật mới có đủ trí tuệ viên mãn để nhận biết điều này, cho nên con người chúng ta nên học Phật pháp để hiểu nhiều hơn về nhân quả.

B. Liên hệ giữa sát sanh hại vật và nhân quả nghiệp báo

Liên hệ giữa sát sanh hại vật và nhân quả nghiệp báo là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Theo đó, sát sanh hại vật là hành động giết chóc hoặc làm tổn thương các sinh vật khác. Nhân quả nghiệp báo là kết quả của các hành động của chúng ta, bao gồm cả hành động sát sanh hại vật.

Quả báo sát sanh gà vịt
Quả báo sát sanh gà vịt là bệnh tật, giảm tuổi thọ và xa đọa tam ác đạo

Theo Phật giáo, khi ta thực hiện hành động sát sanh hại vật, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực trong tương lai. Như quả báo ốm đau, bệnh tật, tai nạn và giảm thọ. Gia đình người sát sanh sẽ hay có hiện tượng gia đình xào xáo, vợ chồng bất hòa, con hư, gặp nhiều tai họa bất như ý, của cải không cánh mà bay đi,…Những hậu quả này có thể là sự đau đớn, khổ đau hoặc thậm chí là sự tái sinh ở dạng của một sinh vật khác. Nói cụ thể hơn, sau khi mãn kiếp người thì bị đọa vào tam ác đạo như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chịu khổ trong lục đạo luân hồi để thường mạng(tham khảo kinh Địa tạng, kinh Lăng nghiêm, Sách Vạn Thiện Tiên Tư, Sách Nhân quả báo ứng, Sách báo ứng hiện đời,…)

Vì vậy, việc không sát sanh hại vật không chỉ giúp chúng ta tránh được những hậu quả tiêu cực mà còn giúp chúng ta tích luỹ những nghiệp tốt, giúp cho tâm hồn của chúng ta được thanh tịnh và an lạc.

Với tư duy này, Phật giáo khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống có ý nghĩa, tránh xa những hành động gây tổn thương cho chúng sanh hay sinh vật khác và tích cực xây dựng những nghiệp tốt để luôn được sống trong sự thanh thản và an lạc.

C. Các ví dụ về nhân quả nghiệp báo của sát sanh hại vật

Đường đi của nhân quả thì khó lường, con người khó mà nhận biết. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tâm tĩnh trí, sâu lắng mà quan sát vào cuộc đời của chính mình hay một ai đó thì dễ nhận thấy vấn đề này. Tôi thường quan sát cuộc sống của nhiều người quan mình lấy làm bài học cho bản thân. Thí dụ, tôi có một người bạn đầu tư một trang trại nuôi Kỳ nhôm bán thịt, nuôi được vài năm thì người vợ bị đi tù, người chồng tiếp tục mở quán bán đồ ăn nhậu, sau một thời gian hai vợ chồng gây lộn rồi đòi ly dị, chia tài sản ngay khi cô vợ còn chưa kịp ra tù, ngẫm lại thấy đau đớn làm sao. Đây là ví dụ cho thấy giam nhốt chúng sanh thì bị quả báo giam nhốt, tù tội. Mình nhốt người ta thì người ta nhốt lại. Còn mở quán nhậu sát hại chúng sanh thì quả báo gia đình xào xáo, vợ chồng bất hòa. Một người hàng xóm khác của tôi, vợ chồng anh ta mở quán ăn nhậu, bán thêm cơm trưa. Làm ăn một thời gian rất có thu nhập nhưng mà khi có nhiều tiền rồi ông chồng sanh ra tật bài bạc nên dính vào nợ nần chồng chất, có lúc phải xứ đi phương xa chốn nợ. Đây là ví dụ thấy ngay rằng tiền kiếm được từ nghề sát sanh cũng không giữ được lâu bền. Một ví dụ về một người anh em khác của tôi, có đời ông bà làm nghề giết mổ trâu bò, heo gà gì đó. Giờ tới đời anh ta tức đời cháu của ông bà làm giết mổ, mặc dù anh ta sống với mọi người có vẻ rất thân thiện, tốt bụng. Song về phía ra đình anh ta lại không nghe lời cha mẹ, cha bị tai biến mất sớm, chỉ còn mẹ nhưng anh ta mặc dù thương cha mẹ nhưng làm việc gì cũng không song, dính vào cờ bạc, cá độ đá banh nên mẹ phải bán hết đất đai đi trả nợ. Bản thân anh ta mở quán ăn nhậu mấy lần cũng vỡ nợ, bị con nợ dí đánh cả bố vợ, vợ đòi ly dị tới lui. Đây cũng là một thí dụ cho thấy quả báo sát sanh cộng nghiệp tới cả đời con cháu.

Trong lịch sử cũng ghi nhận nhiều câu chuyện nhân quả về nghiệp sát sanh như câu chuyện của ông Tào Tháo thời Tam Quốc, do tạo nghiệp sát giết người quá nhiều mà cả ngàn năm sau, có nhiều người thịt heo vẫn thấy trên các bộ phận của con heo có nghi tên hai chữ “Tào Tháo”. Tức ý nói ông Tào Tháo tạo nghiệp sát nhiều quá nên phải đầu thai thành heo nhiều kiếp cho người ta ăn giết để trả nghiệp. Một ví dụ khác về danh tướng Tào Hàn cũng y như vậy, cũng đầu thai thành heo rất nhiều kiếp để trả mạng do tạo nghiệp sát . Ví dụ này nhân quả gọi là tạo nghiệp sát thì phải luân hồi để thường mạng như trong kinh Địa tạng có nói.

Quý vị có thể thấy muôn vàn câu chuyện từ xa xưa đến nay lưu trong sử sách về nhân quả của nghiệp sát sanh. Quan sát tường tận vào cuộc đời từng con người sẽ thấy rõ điều này. Người làm nghề giết hại sanh vật thường cuộc sống bất an, hay gặp nhiều tai ương nạn ách, gia đình xào xáo, vợ chồng bất hòa, con cái hư hỏng không nghe lời cha mẹ, thường gặp bệnh tật đặc biệt là các bệnh khó chữa như ung thư, tiểu đường, tai biến, đột quỵ,…đa phần các bệnh tật này đều là bệnh nghiệp phần nhiều là do Oán gia trái chủ(OGTT – tức vong linh của các chúng sanh mình giết hại theo báo oán). Những chúng sanh OGTT này vô hình nên mắt thường không nhìn thấy được, chỉ những người có công phu tu tập tốt mới cảm nhận(nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận thấy,…) được họ mà thôi. Vướng vào nghiệp sát sanh thì bệnh tật, tai nạn, giảm thọ và những điều bất như ý tới chỉ là quả báo hiện đời gọi là hoa báo, còn quả báo là ở tam đồ như địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh không biết khi nào ra được. (Xem kinh Địa tạngkinh Lăng Nghiêm).

Tin bài liên quan:

Giết gà có tội không?

Bán thịt heo có tội không?

Share:

Author: Tuan Nguyen

Tuan Nguyen - người thích chia sẻ những vấn đề về giáo dục sức khỏe và nhiều kinh nghiệm sống thú vị khác trong cuộc sống. Mong rằng blog Sống đời vui khỏe này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích

Tin liên quan khác