Có nhiều người băn khoăn không biết hành động giết cá có tội không? Để đáp ứng câu trả lời cho bạn đọc tường tận, chúng tôi mạnh dạn viết đôi dòng chia sẻ chân thực quan điểm của mình, không vòng vo tam quốc làm bạn đọc rối trí mà không nhận ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân. Từ đó thiếu đi quyết và phương phướng đúng đắn trên con đường đời của mình.
Tin liên quan:
Sát sinh gà vịt có sao không – Nhân quả nghiệp báo của sát sanh hại vật
Giết gà có tội không – Phân tích và góp ý chân thành cho bạn đọc
Giết cá có tội không?
Giết cá có tội không? Về quan điểm Pháp luật
Theo quan điểm Pháp luật, giết cá là một hành vi vi phạm pháp luật nếu không được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc giết cá có tội hay không phụ thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện của nó. Nếu giết cá để đảm bảo an toàn giao thông thủy, bảo vệ môi trường hoặc cung cấp nguồn thực phẩm cho con người thì hành vi này được coi là hợp lý và không bị xem là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu giết cá để trộm cá hoặc gây tổn hại đến tài sản của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, để xác định tính chất của hành vi giết cá có tội hay không, cần phải xem xét các điều kiện và mục đích của nó. Cũng có một số loài cá quý hiếm được đưa vào sách đỏ bảo vệ cũng thuộc diện cấm giết hại, nếu ai giết hại những loại này thì vi phạm Pháp luật sẽ bị Pháp luật trừng phạt.
Giết cá có tội không? Về quan điểm thế gian
Giết cá có tội không? Đây là một câu hỏi thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan điểm của thế gian về vấn đề này lại khá đa dạng. Một số người cho rằng giết cá không có tội lỗi gì, bởi vì cá là một loài vật và chúng ta có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong khi đó, một số người khác lại cho rằng giết cá là một hành động tàn ác và không đáng được tha thứ. Họ cho rằng con người cần phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và các sinh vật sống trong đó. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi này không phải là đơn giản và cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Nói chung về mặt đời sống hay thế gian pháp thì việc giết cá để làm thực phẩm, làm thức ăn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý là cách giết thịt cá như thế nào thì Pháp luật cũng có quy định rõ vấn đề giết mổ cần có khoa học, không sử dụng các hình thức giết hại giả man ảnh hưởng tới tâm lý, đạo đức, cảnh quan, môi trường sống,…Nếu việc giết thịt diễn ra đúng quy định và đúng mục đích giết thịt cá để làm thực phẩm thì về mặt đời sống là bình thường. Nhưng ẩn sau vấn đề bình thường này là cả một vấn đề không phải nhỏ đó chính là vấn đề đạo đức và nhân quả. Cho dù người nào đó thực sự giết mổ đúng quy trình, đúng khoa học, đúng pháp luật,…rồi thì người đó vẫn phải gánh nghiệp nhân quả – Vì đây là một quy luật của vũ trụ nhân sinh không ai có thể cưỡng lại được. Cho nên mới nói bất kỳ hành động nào cũng có cái giá riêng của nó.
Giết cá có tội không? Về quan điểm Phật Pháp
Việc giết cá hay giết hại bất kỳ chúng sanh nào đều tạo nghiệp nhân quả gọi chung là nghiệp sát sanh. Sát sanh là một trong 5 giới cấm của Phật tử. Nói như vậy không có nghĩa là nếu không phải Phật tử thì bạn tuỳ tiện sát sanh. Bạn nên hiểu rằng, Phật pháp rất vô biên, Phật pháp bao gồm cả pháp thế gian và xuất thế gian ở trong đó. Những gì mà người này làm có tội thì người khác làm cũng vậy thôi, không nhất thiết là trong đạo hay ngoài đạo, có đạo hay không có đạo. Ai cũng vậy, chỉ cần chúng ta giết hại chúng sanh thì đã có tội rồi, đó chính là sát nghiệp chúng ta phải mang theo suốt từ khi tạo nghiệp trở đi cho tới khi nào nghiệp đó được giải thì thôi. Việc giết cá hay giết bất kì sanh mạng nào có sự sống đều mang một nghiệp sát sanh cả, kể cả trường hợp mới suy nghĩ làm tổn hại sanh mạng chúng sanh thôi là đã có tâm sát sanh rồi, chỉ như vậy thôi cũng đã tạo tội rồi chứ chưa nói là đã ra tay sát hại sanh mạng chúng sanh rồi. Tội sát sanh này nặng hay nhẹ còn phục thuộc vào tâm giết hại nặng hay nhẹ, giết hại chúng sanh nhiều hay ít, giết chúng sanh có phước báo lớn hay có phước báu nhỏ,…Người có nghiệp sát sanh thường cuộc sống bất an, hay bệnh tật, tai nạn, giảm thọ, gia đình xào xáo, vợ chồng cải cọ, con không nghe lời cha mẹ, tài sản tiêu tán,…Đó là hoa báo ở đời hiện tại, quả báo là mãn kiếp bị đoạ vào tam ác đạo, luân hồi thường mạng không biết khi nào ra khỏi(Tham khảo Kinh Địa Tạng, kinh Lăng Nghiêm).
Cho nên dù hành vi giết cá về mặt đời sống và Pháp luật là không có tội trừ những trường hợp quy định riêng như loại cá này thuộc loại quý hiếm, được đưa vào danh sách cấm săn bắt. Nhưng xét đến cùng, bất kỳ suy nghĩ hay hành động nào của con người đều mang một nghiệp nhân quả nhất định. Quả báo của nghiệp sát sanh là rất khốc liệt, gieo nhân nào thì gặt quả đó, làm tổn mạng chúng sanh thì chính là đang làm tổn mạng của chính mình, làm giàu trên sanh mạng chúng sanh(buôn bán thịt cá để kiếm tiền) thì đồng tiền phi nghĩa này kiếm được cũng sớm bị tiêu tán, của Thiên thì trả Địa, cái gì không thuộc về mình thì dù có được cũng không bao giờ có được lâu dài, ăn mạng chúng sanh thì phải luân hồi đền mạng,…đây là đạo lý chân thực của quy luật vũ trụ nhân sinh đã được triết lý Phấp giáo nhắc đến rất nhiều nhưng ít ai tin điều này, cho nên chúng sanh mới lăn lộn trong vòng sanh tử của sáu nẻo luân hồi, khó mà thoát ra được đều cũng bởi vì sự vô minh này.
Có nên giết cá, ăn cá hay không?
Đây là một câu hỏi rất khó nói thẳng ra vì dễ gây tranh cải và mất lòng. Như ở trên đã phân tích, hành vi hay hành động giết hại cá hay bất kỳ sanh vật nào đều mang một nghiệp sát sanh nhất định, tuỳ vào tâm giết hại nặng hay nhẹ mà nghiệp nhân quả báo của nó cũng nặng hay nhẹ, đến sớm hay đến muộn, đến nhanh hay đến chậm. Cho nên có thể nói rằng KHÔNG NÊN GIẾT CÁ hay sát sanh bất kỳ sanh vật nào là tốt nhất. Có người sẽ tranh biện rằng nếu con người không ăn cá hay ăn động vật thì cá hay các con vật sẽ tràn ngập khắp thế giới sâm chiếm hết chỗ ở của con người thì sao? Câu hỏi này trong bộ sách An Sĩ Toàn Thư trả lời được rất hay rằng bạn có suy nghĩ như vậy thì giống như người “Chưa gieo mạ đã sợ ăn cơm no bụng” kiểu như bạn đang “lo bò trắng răng” thật không cần thiết, việc của ta ta không giết chúng sanh thì ta không phải trả nghiệp, còn việc của người ta giết chúng sanh thì người ta phải trả nghiệp, việc ai người đó làm, nhân quả của ai thì người đó chịu.
Người không giết cá, bán cá mà chỉ ăn cá thôi có sao không? Nếu bạn chỉ ăn cá người ta giết sẵn cho bạn thì bạn không trực tiếp sát sanh mà gián tiếp sát sanh, cho nên nghiệp sát của bạn không nặng bằng người giết nhưng có cộng nghiệp với người giết cá. Giả tỷ như con cá bị giết khi mạng vong rồi, chúng sẽ trở thành oán giá trái chủ đối đầu với người ăn giết nó đời đời, kiếp kiếp. Còn hầu như những người có tâm giết hại, ăn mạng chúng sanh quen rồi thì thường nghiệp lực nặng quá nên trí tuệ bị che lấp, không cảm nhận hay phân biệt được điều này, họ cũng không tin và không hề biết về một thế lực có tên gọi là OÁN GIA TRÁI CHỦ cho nên cứ tạo nghiệp mãi, cho tới ngày hoa báo, quả báo trổ ra bệnh tật, ốm đau, tai ương giáng xuống đầu, “nghiệp đổ như núi đỗ” không có cách nào chống đỡ kịp. Có rất nhiều trường hợp bạn thử để ý những người mở nhà hàng, quán nhậu thường nghiệp sát sanh rất nặng cho nên cuối đời thường tán gia bại sản, con cái cậy có tiền nên không chịu lo ăn học mà trở thành phá gia chi tử, có người mang lấy những căn bệnh tử thần khó chữa như ung thư, tai biến, tiểu đường,…trong hầu hết các tai hoạ này thường không thiếu bóng giáng của các chư vị oán gia trái chủ đến báo thù đòi mạng. Chỉ có những trường hợp may mắn, cuối đời gặp được thiện tri thức khuyên bảo mà ăn năn sám hối, biết lỗi, sửa lỗi, đọc kinh, trì chú, niệm Phật, phóng sanh, làm việc thiện để siêu độ cho vong linh oán giá trái chủ và tạo lập công đức hòng mới thoát khỏi trả quá báo khốc liệt.
Không chỉ giết cá mà giết bất kỳ chúng sanh nào đều đã tạo nghiệp sát phải trả quả báo. Không chỉ giết, ăn nuốt mà chỉ cần có tâm suy nghĩ giết hại, tổn hại sanh mạng chúng sanh thôi thì đã tạo nghiệp sát từ trong tâm rồi. Người tạo nghiệp sát thường có hoa báo ở đời hiện tại là cuộc sống bất an, hay gặp nhiều chuyện bất như ý, gia đình thường bất hoà dễ ly tán, con cái khó dạy, ốm đau bệnh hoạn, tai nạn bất ngờ khó tránh, tài sản thường sẽ tiêu tán khi hết phước. Đó là hoa báo, còn quả báo sẽ bị luân hồi trong tam ác đạo không biết khi nào ra được. Đi chi tiết vào quả báo thì thật khó kham nhẫn, khó mà nó ra cho tỏ tường được. Chỉ vì một miếng ăn có đáng để ta bị đoạ muôn kiếp hay không? Về căn bản khoa học con người cũng không hợp với các loại thưc ăn có nguồn gốc từ động vật mà hợp với ăn thực vật hơn. Bạn có thể xem cuốn MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG của lương y Ngô Đức Vượng sẽ hiểu rõ hơn. Cho nên mong bạn tự trả lời có nên giết cá hay ăn cá hay không? Những gì mình làm hôm nay thì mai sau phải chịu nghiệp nhân quả của nó. Cho nên trước khi làm điều gì hãy xuy nghĩ, quán chiếu cho thật chín chắn đừng vì sự vô minh mà huỷ hoại đi tương lai của bản thân.
Xem thêm: Giết heo có tội không