Giết gà có tội không – Phân tích và góp ý chân thành cho bạn đọc

Thịt gà có tội không

Theo bạn giết gà có tội không? Nhìn nhận từ nhiều mặt

Việc giết gà có thể được nhìn nhận từ nhiều mặt khác nhau. Một số người có thể cho rằng giết gà là một hành động tàn ác và không đáng được thực hiện. Họ cho rằng gà cũng là một sinh vật sống, có cảm xúc và quyền sống như bất kỳ sinh vật nào khác. Họ cho rằng chúng ta không nên giết gà chỉ để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của chúng ta.

Tuy nhiên, cũng có những người có quan điểm khác. Họ cho rằng giết gà là một phần không thể thiếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Gà là một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp protein và dinh dưỡng cho cơ thể. Họ cho rằng việc giết gà là một phần tự nhiên của chu trình thức ăn, và chúng ta cần phải chấp nhận và hiểu rõ điều này.

Ngoài ra, việc giết gà cũng có thể được xem là một phần của nền văn hóa và truyền thống của một số quốc gia. Không biết từ khi nào mà văn hóa này lại lưu truyền, có người bảo có khi từ những người chuyên bán thực phẩm thịt động vật họ đưa ra lý thuyết con vật là đồ ăn có nhiều protein và dinh dưỡng khác, khuyến khích con người ăn mặn, đây là một loại tà kiến của con người khó mà cứu vãn. Một phần được truyền lại theo kiểu cha truyền con nối, con nít lớn lên trong gia đình chuyên ăn mặn trong đó hay giết gà, ăn thịt gà dần dần chúng hiểu mặc định là việc giết gà, ăn gà là bình thường không có gì phải bàn cả nhưng không biết đằng sau đó là cả một nghiệp sát khó mà gánh nổi.

Tóm lại, việc giết gà có thể được nhìn nhận từ nhiều mặt khác nhau. Tuy có những quan điểm trái ngược nhau, nhưng quan trọng nhất là chúng ta cần hiểu và tôn trọng quan điểm của người khác và tìm cách đạt được sự cân nhắc và đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề này. Nhưng cũng không quên dùng trí tuệ quan sát và quán chiếu xem thực sự hậu quả hay quả báo của vấn đề này ra sao mà biết và làm cho đúng để khỏi phải mang hậu quả xấu không đáng xảy ra. Để hiểu về vấn đề này, bạn cần nghiên cứu về quả báo của nghiệp sát sanh theo quan điểm của Phật giáo để có cái nhìn thấu triệt vấn đề này nhất.

Giết gà có tội không? Nhìn nhận từ mặt Pháp luật

Giết gà là một hành vi gây chết chóc đối với một con vật. Tuy nhiên, để xác định xem việc giết gà có tội không, chúng ta cần nhìn nhận từ mặt Pháp luật.

Theo Luật hình sự Việt Nam, giết gà không được xem là một hành vi phạm tội. Luật hình sự quy định rõ ràng về các hành vi phạm tội như giết người, cướp tài sản, gây thương tích… Tuy nhiên, việc giết gà không nằm trong danh sách các hành vi bị nghiêm cấm và trừng phạt trong Luật hình sự.

Giết gà có tội không - Phân tích và góp ý chân thành cho bạn đọc
Giết gà có tội không – Phân tích và góp ý chân thành cho bạn đọc

Tuy nhiên, mặc dù không bị coi là một hành vi phạm tội theo Luật hình sự, việc giết gà cũng cần tuân thủ các quy định pháp luật khác. Ví dụ như, theo Luật bảo vệ động vật, việc giết gà phải tuân thủ quy định về phương pháp giết mổ đảm bảo không gây đau đớn không cần thiết cho con vật.

Ngoài ra, việc giết gà cũng có thể bị xem là một hành vi vi phạm quyền của người khác. Ví dụ như, nếu việc giết gà xảy ra trên đất thuộc sở hữu của người khác mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, thì có thể bị coi là vi phạm quyền sở hữu và bị xử lý theo quy định của Luật dân sự.

Tóm lại, giết gà không được xem là một hành vi phạm tội theo Luật hình sự. Tuy nhiên, để tránh vi phạm các quy định khác của pháp luật và tôn trọng quyền của người khác, chúng ta cần tuân thủ các quy định về bảo vệ động vật và quyền sở hữu. Tuy là người giết gà không vi phạm vào pháp luật của thế gian nhưng lại vi phạm vào lưới nhân quả – Một quy luật của vũ trụ nhân sinh, điều mà chỉ có trong kinh Phật mới chỉ rõ được.

Giết gà có tội không? Nhìn nhận từ quan điểm Phập pháp

Giết gà bao gồm cố ý giết  hay vô tình giết. Trực tiếp giết hay gián tiếp giết. Không trực tiếp hay gián tiếp giết mà đồng tình, cổ vũ hay hoan hỷ với hành vi giết hại gà… Cho dù là giết gà hay bất kỳ con vật nào đều được quy về lỗi sát sanh và đương nhiên là phải bị quả báo của nghiệp sát sanh. Cho dù ai đó không trực tiếp hay gián tiếp giết mà chỉ cần có ý tưởng giết hại, làm tổn hại đến sanh mạng chúng sanh ở trong tâm thôi cũng là đã tạo nghiệp sát sanh rồi. Tùy mức độ nặng nhẹ và hậu quả nghiêm trọng tổn hại tới sanh mạng chúng sanh bao nhiêu mà nghiệp sát sẽ tăng nặng bấy nhiêu. Thí dụ như một người chỉ giết một con gà thì tạo nghiệp sát một chúng sanh gà nhưng nếu người đó quay phim, chụp hình đưa lên các trang website, mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok,…để khuyến kích, cổ vũ người khác giết hại thì nghiệp sát sanh đó tăng nặng lên gấp nhiều lần. Tùy mức độ ảnh hưởng đến nhiều người hay ít người mà tội chướng cũng được tỉ lệ thuận theo đó.

Giết gà có tội không - Phân tích và góp ý chân thành cho bạn đọc
Giết gà có tội không – Giết gà là tạo nghiệp sát sanh phải trả quả báo

Tóm lại, giết gà theo quan điểm của Phật giáo là có tội. Giết gà hay giết bất kỳ con vật nào(loài vật, loài thủy tộc), thậm chí vô cớ tàn hại đến sinh linh kể cả như cây cỏ cũng là có tội rồi(Xem thêm: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên). Người sát hại gà sẽ bị vong gà theo báo oán cho nên thường bị tâm bất an, bệnh tật, tai nạn,…dẫn đến hiện đời sẽ bị giảm tuổi thọ. Quả báo của kiếp sau lại tàn khốc hơn nữa là bị đọa vào tam ác đạo, chịu luân hồi thường mạng.

Quả báo của nghiệp sát sanh nói chung và giết hại gà nói riêng

Nhân quả vốn có đường đi riêng của nó, hạng phàm phu như chúng ta đây khó mà hiểu hết được. Chỉ có Phật là người có trí tuệ viên mãn mới hiễu thấu đáo về nhân quả mà thôi. Dựa theo những hiểu biết nông cạn của tôi cũng không giám nói hết quả báo của nghiệp sát sanh. Nhưng cũng mạn phép xin đưa ra một vài ý chung như thế này.

+ Giết gà hay sát sanh chúng sanh nói chung sẽ bị quả báo tổn phước:

Mỗi lần sát hại chúng sanh là mỗi lần tổn phước. Phước báu mà tổn thì thọ mệnh tổn theo tức tuổi thọ giảm theo. Cho nên người sát sanh càng nhiều thì tuổi thọ càng ngắn. Bị nghiệp sát vào rồi thì cuộc sống bất an, gặp nhiều điều không như ý, gia đình hay xào xáo, vợ chồng thường cải vả nhau, con cái thường không nghe lời cha mẹ, hay bị ốm đau, bệnh tật rồi tài sản từ đó ra đi, không giữ được tiền tài,… Nói chung phước mà tổn thì họa sẽ đến. Tai ương từ đâu giáng xuống gia đình mà bản thân người trong cuộc không hiểu được. Tất cả vấn đề tai ương nạn ách nhỏ từ trong gia đình cải lộn, bất hòa lớn thì nói đến quốc gia chiến loạn cũng từ nghiệp sát sanh mà ra.

+ Giết gà hay sát sanh nói chung sẽ bị bệnh tật, giảm thọ:

Không chỉ giết gà mà giết hại bất kể sinh linh nào thì đều bị tổn giảm tuổi thọ mà sống không được lâu(hay chết sớm). Đây là những từ ngữ không đáng nói ra nhưng tôi phải mạnh dạn và thô thiển tuôn ra mong rằng nhiều bạn đọc đến đây sẽ hiểu rõ được quả báo của nghiệp giết gà hay sát sanh nói chung. Nếu con người hay vật bị giết mà có phước báu càng lớn thì tội nghiệp sát sanh càng thêm nặng. Mặc dù sanh mạng chúng sanh là bình đẳng nhưng mỗi chúng sanh lại có phước báu không đồng nhau. Làm sao biết được người hay vật có phước báu lớn, vấn đề này cũng khá phức tạp chỉ nói đơn giản như con vật nào có thân tướng càng lớn, hình tướng càng đẹp(ví dụ như con gà to cao, màu lông đẹp hơn thì có phước báu lớn hơn con gà nhỏ bé hơn, màu không không đẹp hơn,…) thì phước càng lớn, đạo lý này cũng y như các vị chư Thiên ở tầng trời càng cao hơn thì thân tướng các ngài càng to cao và đẹp đẽ hơn vậy đó. Trong cuốn sách “Bệnh Viện Trả Về Phật Pháp Cứu Sống” có nói về cô Hoa(PD Diệu Phước) ở quận 12, có thời gian đi làm ở nhà hàng chuyên cắt cổ gà(mỗi ngày khoảng 30 con) nên cô bị quả báo ung thư lưỡi, phải sám hối, tu tập, làm thiện mới chữa khỏi được. Câu chuyện này còn được chia sẻ tại chùa Hoằng Pháp(có sẵn video này trên Youtube).

Hay như câu chuyện của “Cô Ba cháo gà”, cũng là một trong những bài học đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi và lo quay đầu hướng thiện.

Cho nên muốn sống lâu, sống thọ, sống khỏe mạnh thì chúng ta đừng nên sát sanh mà nên phóng sanh, bố thí vô úy. Việc ăn chay trường là biện pháp kiêng cử nghiệp sát sanh tốt nhất. Nếu chưa ăn chay được thì nên ăn theo kiểu tam tịnh nhục mà Phật đã dạy làm phương tiện cho chúng ta tăng dần tâm từ bi, lòng yêu thương chúng sanh, từ từ khi đủ duyên lành rồi thì mới trường chay được.

+ Giết hại gà hay chúng sanh nói chung sẽ bị đọa lạc trong tam ác đạo

Quả báo nặng nề của việc giết hại gà hay chúng sanh nói chung mà ít ai biết hay tin được đó chính là bị đọa lạc trong sanh tử luân hồi. Đọa ở đây thường là bị đọa vào tam ác đạo(tam đồ) như Địa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh. Phật dạy rằng được thân người đã khó mà giữ được thân người càng khó hơn. Muốn giữ được thân người ở kiếp sau người ta cần phải giữ gìn ngũ giới và tu trung phẩm của Thập thiện(Mười điều thiện). Còn nếu tu được thượng phẩm của thập thiện thì sẽ sanh về cõi Trời(Chư Thiên). Ngược lại nếu không giữ được ngũ giới như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu,.. thì kiếp sau phải bị đọa lạc trong tam đồ.  Hoặc có người nào đó làm ngược lại với thập thiện tức là làm mười đều ác thì cũng xa đọa tam đồ. Cụ thể người dính vào nghiệp sát sanh thì phải đọa địa ngục A tỳ và sau đó chịu luân hồi thành súc sanh để thường mạng(Xem kinh Địa tạng và kinh Lăng Nghiêm).

Tóm lại, Giết gà có tội không? Là một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Dù kiến thức của tôi thô thiển nhưng cũng gáng cố để viết lên đôi dòng chân thành về sự thật của vấn đề này nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Xét về thế gian thì việc giết hại gà là không có tội tình gì, mọi người vẫn thường thịt gà làm món ăn rất bình thường. Nhưng đằng sau đó là luật nhân quả vô hình không sai mảy may. Trời đất sinh ra con người nhưng cũng sinh ra vạn vật, con người mặc dù có phước lớn hơn các loài vật nhưng cũng không vì thế mà con người có quyền tàn hại sanh linh. Việc giết gà hay giết bất kỳ sanh mạng nào cũng đều là phạm vào giới sát sanh, phạm vào luật nhân quả, có vay thì có trả đó là quy luật của vũ trụ nhân sanh không ai có thể cưỡng lại được.

Xem thêm: Thịt heo có tội không

Share:

Author: Tuan Nguyen

Tuan Nguyen - người thích chia sẻ những vấn đề về giáo dục sức khỏe và nhiều kinh nghiệm sống thú vị khác trong cuộc sống. Mong rằng blog Sống đời vui khỏe này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích

Tin liên quan khác