Các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc làm

cac nganh nghe khong so that nghiep hay thieu viec lam thumb

Nếu biết cách chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, chắc chắn bạn sẽ không lo lắng về vấn đề thất nghiệp hay thiếu việc làm. Thoạt nhìn, Phật giáo và nghề nghiệp không có mối liên hệ nào chặt chẽ với nhau. Nhưng, bạn có biết nếu tìm hiểu sâu, sáng suốt bạn có thể thấy Đức Phật đã dạy cho chúng ta nhiều về cách lựa chọn nghề nghiệp, cũng như công việc.

Nguyên nhân thất nghiệp, thiếu việc làm trong xã hội

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã là điều quá quen thuộc với chúng ta đúng không? Nguyên nhân dẫn đến việc thất nghiệp, thiếu việc làm một phần là do nhu cầu của xã hội “thừa thầy thiếu thợ”. Mặt khác, do người lao động không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, công việc. Hầu hết sinh viên hiện nay tốt nghiệp ra trường không trang bị nhiều kỹ năng mềm, thiếu kiến thức ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc. Một số ngành nghề còn đòi hỏi ngoại hình bên ngoài.

Hình minh họa: Thất nghiệp, thiếu việc làm là tình trạng không còn xa lạ với nhiều người
Hình minh họa: Thất nghiệp, thiếu việc làm là tình trạng không còn xa lạ với nhiều người

Do đó, khi quyết định chọn nghề nghiệp nào đó, người học cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và nỗ lực hết mình trong việc học tập rèn luyện. Bạn phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, sở thích, thế mạnh của bản thân và gia đình để chọn nghề phù hợp.

Một trong những vấn đề bạn cần phải chú ý trong quá trình chọn nghề để không lo thất nghiệp, thiếu việc về sau nữa, đó chính là lựa chọn công việc tin sâu vào Nhân – Qủa. Đôi khi lý do chính để bạn thất nghiệp đó là do nghiệp của bạn chứ không phải do bất kỳ lý do nào khác. Do đã gây tạo nhiều nghiệp xấu ác nên bị cái quả thất nghiệp làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đây là điều trong nhà trường rất ít khi đề cập đến, hoặc nếu đề cập đến cũng chỉ một phần nhỏ nên người học sẽ khó thấm nhuần tư tưởng và có thể giữ vững được bên mình trong suốt hành trình nghề nghiệp của mình.

Bạn có muốn biết:>>>> Những ngành nghề sẽ có nguy cơ thất nghiệp trong tương lai

Các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc

Theo khảo sát của Blog Sống đời, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự đòi hỏi nhiều về các ngành nghề liên quan. Dự kiến trong nhiều năm đến, những ngành nghề như Bác Sĩ – Dược Sĩ, Quân Đội – Công An, Du Lịch – Quản Trị Khách Sạn, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa,… sẽ là những ngành nghề rất hot, không lo thiếu việc làm. Bên cạnh đó, những ngành nghề không đòi hỏi phải học Đại học như làm đẹp, sửa chữa linh kiện xe, điện thoại, máy tính,… cũng hứa hẹn rất có chỗ đứng.

Hình minh họa: Các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc
Hình minh họa: Các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc

Tuy đây là những ngành nghề dự kiến trong nhiều năm đến không lo sợ thất nghiệp hay thiếu việc làm, nhưng người học cũng phải hiểu một điều rằng, không phải cứ học xong sẽ có việc. Thực tế có khá nhiều người học xong vẫn không tìm kiếm được công việc phù hợp.

Đấy chính là lúc bạn nên quay ngược về thời gian để tìm lý do do đâu? Có phải trong quá trình học tập bạn không đầu tư trọn tâm trọn ý để nghiên cứu, rèn luyện? Có phải trong quá trình học bạn không cố gắng đầu tư học tập ngoại ngữ, chú trọng kỹ năng mềm? Hoặc trong quá trình đó, bạn thờ ơ với những lời chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp của thầy cô giáo dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về nghề?

Cũng có nhiều người đã tìm kiếm được việc làm phù hợp,nhưng cảm thấy không hạnh phúc, an lạc với chính công việc của họ. Họ cảm thấy đối với công việc này là một sự mệt ỏi, chán ghét, uể oải và thậm chí ám ảnh, dày vò tâm can mỗi ngày. Từ đó, khiến họ ngày càng xa lánh công việc, và tình trạng thất nghiệp là điều dễ hiểu.

Hình minh họa: Đạo đức nghề nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu
Hình minh họa: Đạo đức nghề nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu

Lấy một ví dụ dễ hiểu, những người học ngành Bác sĩ  được đánh giá là rất dễ tìm kiếm công việc.Tuy nhiên, nếu những ai học nghề Bác sĩ ra nhưng mở phòng khám thai, nạo phá thai,… thì đấy chính là điều ác. Mỗi ngày, tuy họ kiếm được nhiều tiền nhưng tâm can họ như dày xé và cảm thấy ám ảnh với chính công việc của mình khi tự tay giết hại những đứa trẻ. Rất nhiều người đã từ bỏ công việc Bác sĩ “danh giá và giàu có”này chỉ vì quá ám ảnh và tội lỗi với công việc của mình.

Hoặc giả là một anh cán bộ Công An hình sự ngày đêm truy lùng, bắt cướp, bắt tội phạm. Đây chính là một điều tốt, bởi vì anh giúp đất nước bình yên hơn, hạnh phúc hơn khi dẹp bỏ được những tình trạng xấu trong xã hội. Tuy nhiên, khi anh đồng ý nhận một khoản tiền lớn để “chạy án”, xem như không có chuyện gì thì đấy là lúc anh đã gieo một nhân xấu. Tình trạng này trong xã hội hiện nay không hiếm, thậm chí còn phổ biến hơn rất nhiều. Một khi chuyện “đi cửa trong” này được phát giác ra ngoài, kỷ luật, kiểm điểm, và rời ngành dẫn đến thất nghiệp. Nhiều người làm trong lĩnh vực Công an nhưng vì những điều không “thuận tai vừa mắt” này nên đã rút khỏi ngành.

Thất nghiệp là điều dễ hiểu!

Vì sao chúng tôi lại đề cập đến vấn đề đạo đức, nhân quả này trong nội dung các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc? Là bởi vì, tuy những ngành nghề trên đây được team Blog Sống Đời chia sẻ là sẽ có cơ hội nhiều chỗ đứng trong tương lai. Tuy nhiên, nếu người học không biết tự mày mò, học hỏi, trau dồi kỹ năng mềm, ngoại ngữ, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp thì trước sau gì cũng thất nghiệp.

Hình minh họa: Để không lo thất nghiệp, bạn phải làm gì?
Hình minh họa: Để không lo thất nghiệp, bạn phải làm gì?

Nói như vậy để thấy, dù lựa chọn nghề nghiệp nào đi chăng nữa, là ngành hứa hẹn sẽ rất hot trong tương lai, nhưng người học, người làm phải biết tự thân vận động, trau dồi kỹ năng, không ngừng phát triển.

Hơn hết là, bạn phải biết sống và làm việc có đạo đức nghề nghiệp, tin sâu vào Nhân – Qủa, trân trọng công việc của mình, luôn đặt chánh niệm trong công việc,… để có thể an lạc và hạnh phúc trong công việc. Đấy là lúc bạn không lo sợ về tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm.

Trên đây là một số chia sẻ về các ngành nghề không sợ thất nghiệp hay thiếu việc làm trong tương lai bạn đọc blog Sống Đời có thể tham khảo và tìm hiểu. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ nhỏ bé này có thể giúp ích được cho độc giả hiểu và giúp con đường sự nghiệp của mình trở nên THIỆN TÂM hơn nhiều. Trân trọng./

Xem thêm:>>> Những ngành nghề không nên học vì có nguy cơ thất nghiệp

Share:

Author: Phuc Thao

Người yêu thích viết lách trong lĩnh vực sức khỏe cũng như marketing. Tôi mong những bài viết của mình mọi người sẽ yêu thích! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi!

Tin liên quan khác