Mạng xã hội và các nền tảng kiếm tiền online phát triển mạnh mẽ cũng là lúc các streamer, vlogger,… ra đời. Hầu hết những nhà sáng tạo này đều kiếm tiền trên YouTuber. Vậy bạn đã biết gì về nghề YouTube tại Việt Nam?
Sơ lược về sự phát triển
YouTube ra đời vào năm 2005 nhanh chóng trở thành nền tảng ưu việt, hấp dẫn thu hút người dùng. Năm 2006, Google thỏa thuận mua lại YouTube. Cho đến nay, Youtube có mặt hơn 100 quốc gia với 80 ngôn ngữ khác nhau, từ đó tạo ra khả năng tiếp cận lượng rất lớn người xem – nghe trên phạm vi toàn cầu.
Những người tạo nội dung trên YouTube hay còn được gọi là Youtuber ngày càng hoạt động sôi nổi trên nền tảng này. Cùng với Tiktok, Youtube được xem là mảnh đất màu mỡ hái ra tiền mà điển hình là các streamer, vlogger, youtuber,…
Cùng với đó YouTube cũng trao nút Bạc cho nhà sáng tạo nội dung vượt mốc 100 nghìn người theo dõi (subscriber), nút Vàng cho tài khoản 1 triệu subscriber, nút Kim cương cho tài khoản vượt mốc 10 triệu subscriber và nút Ruby danh giá cho mốc 50 triệu subscriber. Đi kèm với lượng subscriber, chủ nhân kênh Youtube cũng sẽ nhận được nguồn thu nhập cao nếu kênh của họ có nhiều lượt xem.
Tại Việt Nam, có khoảng hơn 45 triệu người xem YouTube. Trong đó các hình thức sáng tạo nội dung phổ biến gồm livestream, hài, parody,… Số YouTuber có subscriber cao nhất là 10 triệu và ít nhất là từ 1 – 2 triệu người.
Cách kiếm tiền của các YouTuber
Việt Nam có khá nhiều YouTube hoạt động với nhiều mục đích khác nhau. Có người muốn giao lưu với người hâm mộ; có người làm video để trình bày ý kiến về một lĩnh vực, sự kiện nào đó; cũng có người muốn cung cấp kiến thức; hoặc làm video giải trí;…
Thông thường các streamer kiếm tiền bằng cách phát video hoặc livestream trên nền tảng này. Khi có đủ điều kiện, tài khoản của họ sẽ được bật kiếm tiền. Thu nhập đến từ YouTube, các nhãn hàng tài trợ, kiếm tiền từ quảng cáo trực tiếp hoặc họ sẽ đặt các liên kết tiếp thị, thậm chí là khoản tiền donate từ người hâm mộ.
Thu nhập các YouTuber từ vài tỷ đến vài chục tỷ
Cuối năm 2020, có 120.000 người Việt Nam tạo video trên nền tảng YouTube. Theo đó các Youtuber có thu nhập vài tỷ đồng lên đến vài chục tỷ đồng. Trong số có 15.000 trang thu tiền từ quảng cáo, 350 trang có trên 1 triệu người theo dõi.
Tuy nhiên YouTube có những quy định về bật tính năng kiếm tiền. Trong 12 tháng gần nhất, một tài khoản phải có ít nhất 4.000 giờ xem cho toàn bộ video. Tài khoản đó phải có 1.000 subscriber, đạt 10.000 view “thật”.
Mặc dù quy định rõ ràng, song đối với những người kiếm tiền qua mạng, điều này khá dễ dàng. Thậm chí nó là ngành nghề kiếm sống cho những người trẻ tuổi hoặc trung niên. Chính điều đó rất khó thống kê mức thu nhập của toàn bộ YouTube Việt Nam.
Một số ví dụ về thu nhập Youtuber Việt Nam:
- Khoa Pug ước tính doanh thu 2 tỷ đồng- 32 tỷ đồng/năm.
- Cris Devil Gamer ước tính doanh thu 3,9 tỷ đồng- 62 tỷ đồng/năm.
- Hau Hoang ước tính doanh thu 9 tỷ đồng- 144 tỷ đồng/năm
- Thơ Nguyễn ước tính doanh thu 5 tỷ đồng- 69 tỷ đồng/năm.
- Độ Mixi ước tính doanh thu 3,35 – 53 tỷ đồng/năm.
Văn hóa ứng xử khi làm nghề
Có thể nói, YouTube là nơi để nhiều nhà sáng tạo nội dung ra đời. Nó mang đến trang thông tin giải trí, cung cấp kiến thức, hiểu biết, thỏa mãn nhu cầu giải trí lành mạnh và đồng thời hướng người xem đến những điều tốt đẹp. Ví dụ như các streamer, vlogger thời trang, cuộc sống, âm nhạc, giáo dục, xã hội,…
Bên cạnh đó không ít những người làm YouTube đưa những tin tức giật gân gây sốc. Thậm chí họ còn tạo ra những nội dung phản cảm nhằm thu hút lượng view mà bất chấp các quy định của pháp luật. Điển hình như dùng ngôn từ thô tục, hình ảnh bịa đặt, đồi trụy. Điều này làm ảnh hưởng nhận thức của giới trẻ, làm méo mó và sai lệch tư duy của người xem.
Định hướng phát triển nghề YouTube Việt Nam
Do việc lập kênh và phát triển YouTube khá dễ dàng nên nhiều người nhanh chóng lao vào con đường này. Hàng loạt kênh Youtube ra đời từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, từ người bình thường cho đến những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng trong giới showbiz.
Muốn theo đuổi nghề YouTube, đầu tiên những nhà sáng tạo cần xác định hướng đi của mình. Một số kênh YouTube không đơn thuần là quay video cuộc sống thường ngày mà còn sử dụng những kỹ xảo đồ họa. Vậy nên người làm video cần nên học một số kỹ năng dựng phim ảnh, cắt ghép,…
Thậm chí đây là nghề hái ra tiền nhưng không phải là dễ dàng, nó sẽ có nhiều áp lực. Người làm nghề làm YouTube cần có cái tâm và một cái đầu sáng tạo luôn cho ra những nội dung thú vị. Đặc biệt môi trường này càng cạnh tranh khốc liệt khi mỗi năm hàng trăm YouTuber ra đời, bạn sớm thành công nhưng cũng không trụ được lâu dài.
Ngoài tính thời sự, hấp dẫn, thú vị thì sản phẩm còn phải được đầu tư về nội dung lẫn hình thức. Khán giả luôn chọn những kênh chất lượng, hình ảnh đẹp bắt mắt, nội dung phong phú độc đáo để xem và subscribe. Đảm bảo giữa chất lượng nội dung và hình thức thì YouTuber mới trụ giữa thị trường bão hòa hiện nay.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề YouTuber Việt Nam cũng như có những định hướng phát triển nghề trong tương lai./