Trong Kinh tăng chi bộ, Đức Phật đã có lời dạy về 5 nghề buôn bán các Tỳ kheo không nên làm, trong đó có nghề buôn bán thịt. Đó chính là lý do tại sao nhiều Phật tử băn khoăn không biết có nên làm nghề mua bán thịt lợn không.?
Hiểu đúng về nghề mua bán thịt lợn
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu đúng về nghề mua bán thịt lợn hiện nay. Nếu như ngày xa xưa, nghề mua bán thịt lợn thường gắn liền với danh xưng “đồ tể”, thì ngày nay đã có sự chuyển biến đa nghĩa.
Đa phần trước đây những người bán thịt lợn thường tự tay giết mổ, rồi sau đó đi bán lại cho người sử dụng. Hiện nay, chúng ta có thể thấy nhiều người mua bán thịt lợn bằng cách đến các lò giết mổ, thuê người giết mổ,hoặc qua khâu trung gian để bán mà không tự mình sát hại con vật.
Cũng theo quan điểm nhiều người, nghề mua bán thịt lợn cũng bao gồm cả buôn bán thịt sống và thịt chín, không đơn thuần chỉ là bán thịt tươi sống. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng, mua bán thịt lợn còn là nghề chăn nuôi, mua bán động vật.
Nói như vậy để thấy, hiện nay nghề mua bán thịt lợn được hiểu theo nhiều lớp nghĩa khác nhau. Có người cho rằng, mua bán thịt lợn là bán thịt sống ở các quầy hàng, là bán thịt chín ở các tiệm ăn, là chăn nuôi lợn và bán đi cho các thương lái.
Có nên làm nghề mua bán thịt lợn không?
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra, vậy thì có nên mua bán thịt lợn không, nghề bán thịt heo có tội không, nghề bán thịt heo được lợi gì, mất gì (Xem thêm tại đây). Có thể thấy, đây là những câu hỏi của các Phật tử, những người quan tâm đến Phật pháp, đạo đức, nhân sinh.
Trong Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy: “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).
Căn cứ vào những lớp nghĩa khác nhau của việc mua bán thịt lợn, chúng ta có thể thấy, từ lâu Đức Phật đã có những lời khuyên dạy Phật tử không nên hành nghề buôn bán thịt. Bởi nghề bán thịt lợn ngày xưa thường đi kèm với giết hại, đoạt mạng, đây là điều vô cùng ác đức, không tâm từ bi, để lại hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là những đau ốm, bệnh tật, cải tử luân hồi thế mạng, xung đột chiến tranh,…không hồi kết.
Tuy nhiên sống trong thời đại nông nghiệp với chăn nuôi, trồng trọt làm nền móng và sự phát triển, thì việc nuôi lợn, mua bán thịt lợn là điều hiển nhiên phải có và chúng ta cần phải bình xét thêm. Đức Phật khuyên dạy không mua bán thịt nhưng không có nghĩa là cấm cản việc chăn nuôi, trao đổi gia súc để có cuộc sống thuận lợi hơn.
Xét theo quan điểm tạo ác nghiệp thì việc, chăn nuôi, buôn bán thịt không nặng bằng nghề làm đồ tể. Nhưng bất cứ công việc nào cũng có những cái nghiệp riêng của nó. Việc bạn không trực tiếp ra tay giết hại không có nghĩa là bạn “hoàn toàn trong sạch”. Sự “tì hỉ sát” (hoan hỷ, ủng hộ,..) cho việc giết mổ đã trở thành “cộng nghiệp”.
Chính cái cộng nghiệp này đã khiến nhiều người chăn nuôi, buôn bán thịt lợn phải gặp lại cái quả mà mình đã gieo trước đó. Chúng ta có thể thấy, nhiều người kinh doanh mua bán thịt lợn với bàn tay nhơ nhuốc máu tươi, với việc ra lệnh giết hàng trăm mạng chúng sanh,… họ thường khá sắc lạnh.
Hình ảnh của những bàn thịt lợn đầy xương, huyết dường như là điều bình thường, họ lãnh đạm và thờ ơ. Không ít người rơi vào tình trạng mệt mỏi, không được thảnh thơi như những người khác.Thậm chí có nhiều trường hợp tuy giàu có nhưng vợ chồng sống không hạnh phúc, con cái ăn chơi, bệnh tật đeo bám. Hoặc tuy có nhiều của cải nhưng đường con cái không được như ý muốn.
Việc có nên làm nghề mua bán thịt lợn không tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Việc chọn nghề và làm nghề phải được dựa trên trí tuệ và lòng tư bi, nhân đạo thì mới mong có kết quả tốt đẹp, viên mãn hanh thông.
Bạn nên có sự suy nghĩ thấu đáo trước câu hỏi có nên làm nghề mua bán thịt lợn không. Đặc biệt, nghề đồ tể là nghề có ác nghiệp nặng, tính chất vay trả nặng nhất cũng như đối diện với lương tâm mạnh mẽ nhất bạn cần phải hiểu rõ hơn ai hết. Dù biết rằng, mỗi nghề đều có mỗi nghiệp riêng, nhưng tốt hơn hết chúng ta vẫn nên chọn những ngành nghề chánh mạng vẫn hơn đúng không nào?
Cùng với việc chọn đúng nghề, làm đúng đường,chúng ta cần phải biết vun bồi phước đức bằng cách làm nhiều điều thiện trong khả năng cho phép. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải biết sám hối tội lỗi của mình mỗi ngày. Có như vậy mới mong giảm bớt những cộng nghiệp, có được cuộc sống tốt đẹp,bình yên hơn.
Bài viết trên đây từ quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo!
Rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ từ phía độc giả./
Xem thêm: Học nghề nấu ăn mất bao lâu?
Theo Bình An