Nghề bán thịt heo là một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay trên thị trường. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề bán thịt heo sẽ được gì và mất gì theo quan điểm Phật tử. Mong rằng, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có thể hiểu hơn về nghề này.
Nghề bán thịt heo hiện nay được hiểu, và được bàn luận theo nhiều lớp nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
- Nghề bán thịt heo – trực tiếp giết hại và buôn bán
- Nghề bán thịt heo – không trực tiếp giết hại, bán thịt sống và thịt chín
- Nghề bán thịt heo – không trực tiếp giết hại, không bán thịt sống, thịt chín, không nuôi heo bán
Có thể thấy, có rất nhiều lớp nghĩa khác nhau được bàn luận về nghề bán thịt heo hiện nay. Điều này khiến nhiều người khi nghe sẽ khá băn khoăn không biết vậy những khía cạnh bàn về nghề bán thịt heo kể trên có bị rơi vào nghiệp sát, tạo ác nghiệp hay không.
Như đã nói ở trên, nghề bán thịt heo hiện nay có thể được bàn luận theo nhiều lớp nghĩa khác nhau. Căn cứ vào 3 lớp nghĩa phổ biến kể trên, chúng ta có thể thấy nghề bán thịt heo hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có người hành nghề bán thịt heo bằng cách trực tiếp giết hại rồi buôn bán (nghề đồ tể), cũng có người không trực tiếp giết hại, họ sẽ mua lại những thịt này để buôn bán cho người sử dụng, và cũng có người không giết hại, không buôn bán thịt sống, thịt chín nhưng họ lại làm chăn nuôi heo rồi bán đi.
Có thể thấy, nghề bán thịt heo kể trên sẽ mang đến nguồn tài chính cho con người. Thậm chí đây là thức ăn hằng ngày, nhu cầu của con người rất cao nên việc những người buôn bán thịt heo nhanh chóng kiếm được nhiều tiền là điều dễ thấy. Đây chính là một trong những điểm lợi ích của ngành nghề này mà quý bạn đọc có thể thấy.
Trong Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy: “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).
Trong cuộc sống hiện đại ngày này, lời dạy không buôn bán thịt được nhiều Phật tử và những người quan tâm đến vấn đề này thắc mắc.
Hiện có nhiều luận giải khác nhau về lời dạy này, tựu chung gồm 2 khuynh hướng phổ biến:
- Không buôn bán thịt heo tức là không làm nghề đồ tể, trực tiếp giết hại rồi mang đi buôn bán.
- Không buôn bán thịt heo bao gồm cả việc không làm nghề đồ tể, không buôn bán thịt chín, thịt sống, và thậm chí không được hành nghề chăn nuôi.
Đối với vấn đề bán thịt thời xa xưa, người làm nghề bán thịt heo nói riêng và nghề bán thịt nói chung đa phần đều kiêm luôn giết mổ.Muốn có được thịt để bán cho mọi người thì phải sát sanh. Do đó, những người này tạo nghiệp sát rất nặng nề.
Đức Phật đã thấy được hậu quả của ngành nghề này và đã khuyên răng người Phật tử không được phạm vào nghề mất nhân đức này. Làm giàu trên sinh mạng của chúng sinh sẽ bị quả báo không sớm thì muộn. Hành nghề bán thịt heo không chỉ đoạn tâm từ bi, mà còn phải gánh lấy khổ nạn, bệnh tật, gia đạo bất hạnh, luân hồi sanh tử để thường mạng,…
Đối với vấn đề bán thịt heo là thịt sống, thịt chín ngày nay thì đa phần đều cũng không trực tiếp sát sanh, giết hại. Họ cũng không trực tiếp gây nên ác nghiệt dù cũng nằm trong mối quan hệ đó. Hoặc những người Phật tử trong những ngày không ăn chay đến chợ mua thực phẩm về thọ dụng cũng nằm ngoài vòng sát mạng chúng sanh.
Như vậy, xét theo luận giải nghề bán thịt heo bao gồm bán thịt sống, thịt chín về ngữ nghĩa là chính xác, còn về bản chất tạo ác nghiệp thì không xác đáng bằng việc làm đồ tể giết heo rồi mang đi buôn bán.
Người Phật tử dĩ nhiên không nên hành nghề buôn bán thịt tươi sống. Những sạp hàng, cửa tiệm với ngổn ngang thịt, xương, máu huyết lâu dần sẽ ám ảnh đến tâm thức của chính mình. Những người làm nghề này thường dễ đánh mất tâm từ bi, độ lượng. Do đó, nên buôn bán ở một chừng mực nào đó, thậm chí nếu có thể chuyển nghề thì nên “dứt áo ra đi”. Chưa bàn luận đến những hậu họa về sau, việc buôn bán thịt heo với đôi bàn tay lúc nào cũng nhơ nhuốc máu huyết sẽ khiến tâm tính người bán bị tác động tiêu cực.
Đối với vấn đề bán thú vật, tức là bán thịt heo bằng nghề chăn nuôi heo rồi bán đi. Có thể thấy trong xã hội hiện đại như ngày nay, người nông dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi gia súc là điều bình thường. Do đó, những người này không trực tiếp phạm vào nghiệp sát sanh tuy có sự liên hệ ở đó.
Trên thực tế, mỗi nghề đều có mỗi nghiệp khác nhau. Có thể bạn không trực tiếp phạm nghiệp sát mạng chúng sanh, nhưng trong công việc và trong cuộc sống có thể là sự hội tụ cộng nghiệp dồn lại. Cộng nghiệp này đến một lúc nào đó sẽ đưa đến một hậu quả nặng nề.
Chính vì vậy, mỗi người Phật tử cần phải biết sống nương nhờ vào những ngành nghề chánh mạng, cố gắng tránh đến mức thấp nhất những biệt nghiệp xấu ác. Mặc dù không thể tránh khỏi những cộng nghiệp có thể mang lại, nhưng việc thành tâm sám hối mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi một mốc thời gian nào đó là điều Đức Phật khuyên chúng ta nên làm. Song hành cùng với sám hối là nỗ lực làm những điều thiện lành, chân chính trong khả năng để vun đắp cho phước đức.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Phật tử cũng nên phát huy trí tuệ và tâm từ bi của mình để sống, làm việc và chọn nghề, bao gồm cả nghề bán thịt heo như chúng ta đã bàn luận trên đây. Nghề bán thịt heo trong đó có hai trường hợp chính là bán thịt sống và bán thịt chín. Trong trường hợp nào thì đều là các nghề ác mà Phật khuyên không nên làm. Nếu làm thì gieo nhân nghiệp sát, nợ mạng chúng sanh thì phải lăn lộn trong sanh tử luân hồi để thường mạng(Theo kinh Địa Tạng). Trước mắt phải đối mặt với oán gia trái chủ hành bệnh, cuộc sống bất an, gặp nhiều tai vạ và tổn thọ. Sau đó, khi hết thọ mạng thì đọa tam ác đồ không biết khi nào ra được. Tới đây thì quý vị đã biết có nên chọn nghề bán thịt heo hay không? Nghề bán thịt heo – Cái được và cái mất như thế nào rồi nhé. Quý vị có thể xem thêm cuốn sách thiện thư Vạn Thiện Tiên Tư trong bộ sách An Sĩ Toàn Thư khuyên về giới sát, về quả báo sát sanh để tìm hiểu thêm. Xem hoặc tải sách TẠI ĐÂY
Chúng ta không nên chạy theo lợi nhuận, giàu sang mà bất chấp làm những nghề thất đức lương tâm. Tuy nhiên cũng không nên quá lo sợ, lúc nào cũng nơm nớp vì không biết nghề đó có phạm tội hay không. Nên học Phật vì có Phật pháp là có giải pháp, học Phật giúp quý vị có trí tuệ nhờ vào đó mà chúng ta nhận ra được chân tướng sự thật, biết đúng sai, phải trái từ đó mà chọn hướng đi cho đúng không chỉ trong việc chọn ngành nghề. Hãy giữ mình chánh niệm, trung đạo để soi sáng con đường sự nghiệp đủ phước lành và hanh thông./
Theo Phúc Thảo