Những Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Tự Chăm Sóc Bản Thân Hiệu Quả

Thầu dầu tía - Những Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ, hay còn gọi là bệnh “họng rùa”, là một tình trạng khá phổ biến mà ai ai cũng muốn tránh xa. Đó là khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và hậu môn bị phồng lên và viêm nhiễm, gây ra những cơn đau đớn và khó chịu khó tả. Đôi khi, bạn có thể cảm nhận như mình đang ngồi trên một chiếc đinh cứng nhọn. Thật là một trải nghiệm kinh hoàng không thú vị chút nào, phải không?

Tin liên quan:

10 Cây Chữa Bệnh Mất Ngủ Hiệu Quả Tự Nhiên

Cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất

Tại sao cần tự chăm sóc bản thân?

Người ta thường nói rằng “Tự chăm sóc bản thân là bí quyết để sống hạnh phúc”. Và đúng là vậy! Khi bạn tự chăm sóc bản thân, bạn sẽ không chỉ có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, mà còn giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có. Và bệnh trĩ chính là một trong số đó.

Hãy tưởng tượng xem, bạn đang tham gia một cuộc thi “Ngồi lâu nhất trên ghế cứng nhất”. Bạn có muốn là người chiến thắng không? Đương nhiên là không! Vì vậy, hãy tự chăm sóc bản thân, tránh xa bệnh trĩ và hãy để cuộc sống của bạn trở thành một cuộc thi “Sống khỏe nhất và hạnh phúc nhất”!

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Thay đổi nếp sống, chế độ ăn uống và cách sinh hoạt

Có lẽ bạn đang gặp phải vấn đề trĩ và muốn tìm hiểu về cách chữa bệnh tại nhà? Đừng lo, tôi sẽ chỉ cho bạn một vài cách để giảm đau và khắc phục tình trạng này một cách tự nhiên. Hãy thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bạn, và bạn sẽ cảm thấy khá hơn đấy.

Đầu tiên, hãy tăng cường vận động thể chất. Đừng để bụng bạn lười biếng nằm im một chỗ. Hãy đi bộ(đi bộ chân đất là tốt nhất), tập thể dục, hoặc thậm chí làm việc nhà. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn. Bạn có thể nghĩ rằng việc này không liên quan gì đến trĩ, nhưng hãy thử và bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Lá cây Mật gấu chữa bệnh trĩ
Lá cây Mật gấu nấu chung với lá Vối có chữa bệnh trĩ(đặc biệt là trĩ nội)

Tiếp theo, hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh. Không nen dùng quá nhiều thức ăn có chứa chất béo và đường. Tránh rượu bia, đồ cay nóng, thịt thà,… Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi ngon. Đồng thời, hãy uống đủ nước để duy trì sự mềm mại của phân. Bạn có thể nghĩ rằng điều này là quá đơn giản, nhưng đôi khi những điều đơn giản nhất lại mang lại hiệu quả lớn nhất. Đặc biệt chú ý tránh hiện tượng táo bón sau các bửa ăn tiệc tùng, rượu trà nhiều. Mỗi lần táo bón nên sử dụng 1 nhúm lá Phan Tả Diệp pha nửa ấm trà nhỏ uống vài ly trà này sẽ giải quyết vấn đề táo bón của bạn. Nên nhớ để táo bón lâu sẽ sanh ra rất nhiều bệnh trong đó có Trĩ.

Đừng quên và nên nhớ là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không chỉ giúp bạn khắc phục tình trạng hiện tại mà còn giúp bạn duy trì sức khỏe tốt hơn.

Sử dụng các biện pháp tự nhiên như sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống từ thiên nhiên

Thuốc bôi hoặc thoa bên ngoài

Bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi để giảm đau và giảm sưng.  Ví dụ như hiện nay người ta đã nấu cao của cây Thầu dầu tía hoặc  cao thảo dược khác dùng để thoa hay bôi vào búi trĩ rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc bôi bên ngoài chỉ xem là chữa cái ngọn, chữa tạm thời. Cái nguyên nhân chính là cái bên trong, cái nguồn gốc của bệnh cần phải uống thuốc và thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt mới là biện pháp lâu dài.

Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ khá hiệu quả
Cây Thầu dầu tía là một vị thảo dược chữa bệnh trĩ khá hiệu quả

Lá cây giả nát đắp lên búi trĩ

Có thể sử dụng một số cây sau đây đem rửa sạch, giả nát, bỏ ít muối (sao cho nếm nhạt nhạt vừa ăn như canh là được, không để quá mặn để sót búi trĩ) rồi đắp lên búi trĩ trước khi đi ngủ. Các cây này bao gồm: Lá Vông nem, lá Vông nem đỏ(tốn hơn Vông nem thường), lá Thầu dầu tía, lá cây Ngái(Sung dại), Cây rau Diếp cá, lá Trầu không,…Có thể lấy nước cốt bôi lên búi trĩ(Nước cốt có thể bôi nhiều lần trong ngày, còn bã thì đắp lên búi trĩ trước khi đi ngủ). Để hiệu quả hơn, lá Vông nem hoặc Vông nem đỏ có thể sao với ít rượu, ít muối cho sền sệt để đắp lên búi trĩ, còn lá Thầu dầu tía nên sao với ít dấm chua cho sền sệt bôi lên búi trĩ sẽ hiệu quả hơn(rượu và dấm là chất dẫn thuốc tốt hơn, sao qua nhiệt độ để khử độc trong lá cây Thầu dầu, lá Ngái,…)

Bài thuốc ngâm rượu thoa

Có thể lấy phần thân của cây Xương Khỉ(Cây Bìm Bịp) còn tươi đem đập rập rồi ngâm rượu, lấy rượu này thoa hay bôi ngoài lên búi trĩ để chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

Cây Xương Khỉ có thể chữa bệnh trĩ
Cây Xương Khỉ có thể chữa bệnh trĩ(Dùng thân cây đập rập ngâm rượu thoa ngoài)

Cách làm: Lấy thân cây tươi, bỏ lá đi(Người bệnh trĩ dùng lá Xương khỉ phơi khô cất đi dùng dần, lá tươi nấu cũng được, đem phần lá (kể cả thân cây cũng được) nấu nước uống hằng ngày chứ không nên bỏ đi), đem rửa sạch phần thân cây này để ráo nước, dùng búa đập cho rập thân, chặt thành từng khúc ngắn, đem bỏ đầy vào chai nước lọc, hoặc bình nhựa, thuỷ tinh, đổ rượu vào ngập cây thuốc ngâm, đậy kín nắp cho hơi rượu không bị bay ra ngoài, rồi sử dụng bôi ngoài búi trĩ.

Có thể nấu nước để ngâm búi trĩ(Không được uống, chỉ được ngâm)

Bài 1: Có thể nấu nước lá cây Vông nem hoặc cây Vông nem đỏ. Cây Vông nem đỏ là tốt hơn cây Vông nem thường. Lấy 1 nắm lá khoảng 40 – 50g tươi, khô thì khoảng 15 – 20g. Đem nấu với khoảng 1 lít nước, đun sôi để liu riu 15-20 phút. Sau đó, để nguội còn âm ấm rồi ngồi lên ngâm búi trĩ. Ngày ngâm 1-2 lần như vậy(sáng, tối).

Lá vông nem chữa mất ngủ
Lá vông nem chữa mất ngủ, ngâm ngoài để chữa bệnh trĩ

Bài 2: Nấu nước của lá Thầu dầu tía. Lấy 1 nắm lá Thầu dầu tía vò nát, nấu nước và làm tương tự như bài 1 ở trên. Chú ý không được uống nước cây Thầu dầu có độc tính.

Bài 3: Nấu nước lá Ngái(lá Sung dại, không phải cây Sung nhưng gần giống với cây Sung) để ngồi ngâm, cách làm tương tự như bài 1,2 ở trên. Chú ý không được uống nước cây lá Ngái có độc tính.

Các bài thuốc ngâm bên ngoài từ các loại cây như lá Vông nem, lá Ngái, lá Thầu dầu tía, …được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị và tiến hành khá phức tạp làm nản trí nhiều người. Cho nên có một cách khác nhanh hơn đó chính là sử dụng cao thảo dược bôi bên ngoài và sử dụng thuốc uống hoặc pha trà uống là tiện hơn cả.

Thảo dược dùng để uống chữa bệnh trĩ hiệu quả

Đây là phần tôi cho là thú vị và quan trọng nhất. Một trong các phương cách hữu hiệu nhất để chữa bệnh này tận gốc đó là điều trị từ bên trong cơ thể. Blog Sống Đời sẽ tổng hợp vài cách đơn giản, vài bài thảo dược đơn giản giúp bạn tự chữa bệnh trĩ của mình ngay tại nhà mà không quá tốn kém và mất thời gian.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả tự nhiên:

Bài 1: Nấu nước rau Diếp cá uống hằng ngày. Cách tốt nhất là xay sinh tố 20g rau Diếp cá cho 1 lần, lọc lấy nước uống khoảng 2 lần/ngày(Có thể pha thêm 100ml nước vào cho dễ lọc, khó uống thì cho thêm ít mật ong cho dễ uống). Có thể uống bột rau Diếp cá thay cho uống nước cốt.

Rau diếp cá - Những Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà
Rau diếp cá  nấu nước uống chữa bệnh Trĩ hiệu quả

Bài 2: Sử dụng 50g rau Diếp cá, 20 g cây Mua(phần lá, hoa, quả, thân) nấu 1- 1,5 lít nước sôi để lửa liu riu 15 phút, lấy nước uống đều trong ngày như uống trà, nước lọc.

Cây Mua chữa bệnh Trĩ
Cây Mua cùng với rau Diếp cá nấu nước uống chữa bệnh Trĩ

Bài 3: Lá Vối, lá Mật gấu. Dùng mỗi thứ 5-10 lá tươi. Nấu 1- 1,5 lít nước, uống như uống trà thay nước lọc trong ngày. Có thể pha lá 2 loại cây này như pha trà để uống hằng ngày.

Bài 4: Dùng nấm Linh Chi rừng nấu nước uống. Nấu nước thì không tận dụng hết chất của nó, cho nên có thể xay thành bột ngày uống 1 – 2 lần, 1 lần khoảng 1-2g. Để bài thuốc hiểu quả hơn, có thể nấu nước nấm Linh Chi rừng với cây Xương Khỉ(Bìm bịp) với liều lượng Linh Chi 15-20g, cây Xương Khỉ 15-20g. Nấu từ 1-1.5 lít nước sử dụng thay nước lọc trong ngày.

Nấm linh chi rừng chữa bệnh trĩ
Nấm linh chi rừng nấu nước uống hằng ngày có thể chữa bệnh trĩ

Bài thuốc phụ không thể thiếu cho người bệnh trĩ đó là người bệnh rất hay bị tình trạng táo bón, việc này kéo dài thường xuyên trong quá khứ của người bệnh về lâu dần mới sanh ra bệnh trĩ. Vì hiện tượng táo bón là hiện tượng thức ăn dư thừa trong dạ dày tồn đọng lâu ngày tại đại tràng không phóng thích ra ngoài được, chất độc tồn đọng lâu ngày ở đây nên lâu dần sanh đủ bệnh như bệnh dạ dày, trĩ, Gút, ung thư,…Cây Phan Tả Diệp là 1 vị thuốc cứu tinh của vấn đề táo bón, giúp nhuận tràng, thanh lọc cơ thể, mát gan, giải nhiệt. Chỉ cần 1 nhúm nhỏ lá cây này, pha với nửa bình trà(tầm 3-5 ly trà nhỏ), sử dụng hết vài ly trà này thì sẽ giải quyết được vấn đề táo bón, đây là bí quyết dưỡng sinh then chốt, nó còn quý hơn cả vàng cho người hay bị táo bón nói chung và người bệnh trĩ nói riêng.

Phan Tả Diệp chữa táo bón
Phan Tả Diệp giúp nhuận tràng,  chữa táo bón, mát gan, thanh lọc cơ thể

Khi uống cây Phan Tả Diệp chất độc sẽ thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Uống quá liều sẽ đi cầu như bị tiêu chảy y như “Tào Tháo rượt” nhưng cảm giác rất dễ chịu và nhẹ người(vì xả chất thải và chất độc ra ngoài được). Cách sử dụng loại trà này là mỗi ngày pha một ấm trà như vậy, uống có thể liên tục từ 1-5 ngày, không được uống quá 5 ngày, thường chỉ 1-2 ngày là đủ, táo bón nặng kéo dài đến 3 ngày thôi, bạn hãy uống sao cho mỗi lần dùng làm cho đi cầu liên tục ít nhất 5 lần và ban đầu đi phân có màu đen(Chất độc, cặn bả nhiều), sau đó phân chuyển sang màu vàng dần, khi nào đi ra phân màu vàng và trên 5 lần đi cầu thì dừng lại, không uống nữa. Nếu muốn kìm hảm, phanh lại ngay hiện tượng đi cầu tiếp thì bạn pha nước bột Sắn dây uống sẽ kìm lại ngay. Nói thêm, thí dụ bạn uống ngày 1, thấy đi cầu có 3 lần, phân vẫn còn đen thì ngày thứ 2 lại pha tiếp 1 ấm trà như vậy uống tiếp, lần này đi cầu thêm 2-3 lần nữa(như vậy tổng cộng 2 ngày là 5-6 lần đủ rồi) và phân đi ra màu vàng là ổn thoả, chất độc và chất tồn đọng tại đại tràng đã được tống hết ra ngoài. Còn nếu đã đi cầu quá 5 lần mà phân vẫn còn đen thì lại tiếp tục như vậy uống sang ngày thứ 3 cho ra phân màu vàng thì mới ngưng, không được thì làm tới nhưng không được sử dụng quá 5 ngày nhé. Bài thuốc này, dùng liều nặng có thể giảm cân, chữa bệnh ung thư gan, sơ gan cổ trướng rất hiệu quả.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc chữa bệnh trĩ tại nhà chỉ là một biện pháp có thể khỏi hẳn và cũng có thể là tạm thời tuỳ vào khả năng, tình trạng nặng nhẹ hay nghiệp lực của từng người bệnh. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Bệnh trĩ không đùa được, bạn cần chăm sóc cơ thể mình một cách đúng đắn.

Lưu ý khi tự chăm sóc bản thân đối với người bệnh trĩ

Có một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà mà bạn có thể thử như trên, theo dân gian và các chuyên gia như bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng chúng tôi không phải là bác sĩ và đây chỉ là những gợi ý từ một người có tâm, có nghiên cứu về thảo dược. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia y t, người có kinh nghiệm chữa trị trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu rõ về bệnh trĩ và tình trạng của bạn. Đừng chỉ đọc một vài đoạn trên Internet và tự tin rằng bạn đã trở thành chuyên gia về trĩ. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh trĩ.

Lá vối kết hợp với lá mật Gấu chữa bệnh trĩ
Lá vối cùng với lá mật Gấu náu nước uống, pha trà uống hằng ngày chữa bệnh trĩ

Tiếp theo, hãy tư vấn và theo dõi sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Đừng tự mình làm bác sĩ và tự đưa ra quyết định về cách chữa trị. Hãy để cho những người có kiến thức và kinh nghiệm giúp bạn giải quyết vấn đề.

Cuối cùng, hãy tránh việc tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Đừng tin vào những lời quảng cáo lừa đảo trên mạng xã hội về những loại thuốc chữa trị trĩ siêu tốc. Hãy luôn luôn kiểm tra nguồn gốc và uy tín của thuốc trước khi sử dụng.

Vậy là bạn đã có một số gợi ý để chữa bệnh trĩ tại nhà rồi nhé. Nhớ là đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ và luôn luôn giữ một tinh thần lạc quan, hài hước và tự tin trong quá trình điều trị. Chúc bạn mau chóng khỏe mạnh!

Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà? Haizz, đừng lo lắng quá, bạn ơi! Có một số cách tự chăm sóc bản thân mà bạn có thể áp dụng để giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn bệnh trĩ đấy. Thật đấy, tự chăm sóc bản thân bằng cách uống thảo dược, dùng thuốc thoa bên ngoài, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, đồ ăn cay nóng, hạn chế dầu mỡ, thịt cá, tăng cường ăn rau củ quả, thức ăn từ thực vật,… là cách hiệu quả trong việc chữa bệnh trĩ tại nhà. Chú ý, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật như cắt xén búi trĩ  khi chưa cần thiết, làm cho sức khỏe sa sút dần. Nhớ đừng quên lưu ý và tìm hiểu kỹ về các biện pháp chữa trị trĩ tại nhà nha. Đừng để mình trở thành “chuyên gia” nhưng lại không biết gì về bệnh trĩ cả. Cùng tìm hiểu và áp dụng những biện pháp hữu ích để giúp bạn thoát khỏi cơn đau “trĩ” nhé!

Share:

Author: Tuan Nguyen

Tuan Nguyen - người thích chia sẻ những vấn đề về giáo dục sức khỏe và nhiều kinh nghiệm sống thú vị khác trong cuộc sống. Mong rằng blog Sống đời vui khỏe này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích

Tin liên quan khác