Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không?
Những người cho vay lấy mức lãi nặng hơn mức cao nhất mà Nhà nước ban hành sẽ bị xử phạt đúng quy định. Tuy nhiên, có cầu mới có cung, phải có người đi vay thì mới có người cho vay. Vậy, những Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không, có bị phạt hành chính gì hay không? Đọc ngay bài viết tại Blog Songdoi.org để cập nhật thông tin chi tiết về vấn đề này.
Thế nào là cho vay nặng lãi?
Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền vốn và lấy lãi suất cao ngất ngưỡng so với quy định mà Bộ luật Hình sự đưa ra. Tùy thuộc vào mức độ cho vay, số tiền thu lợi bất chính để định tội xử phạt phù hợp.
Căn cứ theo Điều 201 của Bộ luật Hình sự năm 2015, có sửa đổi bổ sung vào năm 2017, có quy định về tội cho vay nặng lãi trong tất cả giao dịch dân sự. Cụ thể, điều luật có nêu rõ:
Thứ nhất: Những người có liên quan đến giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên theo mức lãi suất cao nhất mà Bộ luật Dân sự quy định, với ý định thu lợi bất chính từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 100.000.000 VNĐ hoặc trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm hành chính về việc cho vay nặng lãi, hay đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích lại tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt từ 50.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ. Thậm chí, những trường hợp nặng hơn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.
Thứ hai, những người phạm tội cho vay nặng lãi và thu lợi bất chính lên đến 100.000.000 VNĐ trở lên sẽ bị phạt từ 200.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ. Thậm chí, có những trường hợp nặng sẽ bị phạt từ 6 tháng cho đến 3 năm tù giam.
Thứ ba, những người phạm tội cho vay nặng lãi còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ hoặc thậm chí là cấm đảm nhận chức vụ hay cấm hành nghề, cấm làm những công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm nếu vi phạm nặng.
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà người cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bị phạt tiền hoặc phạt từ từ 3 đến 5 năm.
Những người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không?
Để giải đáp thắc mắc Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không? Bạn cần tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý, quy định pháp luật liên quan. Người đi vay nặng lãi là nạn nhân của các đối tượng xấu với mưu đồ thu lợi bất chính. Do đó, họ được pháp luật bảo vệ không phải chịu bất kỳ một sự trừng phạt nào cả. Tuy nhiên, với những người này, thông thường đều là những người có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến cùng đường và quyết định đi trên con đường vay nợ nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con và trả hoài không hết.
Người đi vay cần tìm hiểu rõ nơi cho vay đảm bảo công bằng, minh bạch, lãi suất phù hợp nhất. Đây là quyền lợi của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu và biết rằng mình đang “tiếp tay” để bọn xấu có cơ hội bóc lột sức người, sức của của bạn.
Nếu lãi suất mà bên cho vay đưa ra quá cao thì ngay lập tức báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân bạn. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn tránh được những sự việc không may ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Hiện nay, thực trạng các đối tượng cho vay nặng lãi ngày càng gia tăng. Những đối tượng cho vay nặng lãi thường rất manh động, côn đồ, hung hãn khi đi đòi nợ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ ẩu đả, cướp tài sản, thậm chí là bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích.
Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không? Câu trả lời là không bị phạt gì hết mà còn được bảo vệ quyền lợi. Song, do tâm lý yếu đuối, sợ hãi nên các nạn nhân thường không dám đứng ra tố cáo những thành phần bất hảo này. Chính vì thế, các cơ quan pháp luật cần phải có thêm nhiều biện pháp giúp kịp thời ngăn chặn cũng như phát hiện các loại tội phạm liên quan. Từ đó, chúng ta có thể nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cho vay nặng lãi.
Có nên vay tiền thông qua các app trực tuyến hay không?
Mọi người nên cảnh giác việc vay tiền thông qua các app cho vay tiền trực tuyến đang tạo thành “cơn sốt” hiện nay. Những ngân hàng này thường không minh bạch, rõ ràng trong việc làm hồ sơ, cho vay và đặc biệt là lãi suất cao ngất trời.
Điều này đã vi phạm pháp luật nhưng nhiều người lại không biết mà vẫn tiếp tục vay mượn. Đến lúc các đối tượng hành hung, đe dọa đòi nợ thì mới ngỡ ngàng, sợ hãi nhưng mọi chuyện đã đi quá xa và rất khó giải quyết.
Chính vì thế, bạn hãy chọn vay tiền tại những nơi công khai minh bạch tiền lãi, lãi suất nằm trong quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của tất cả bên cho vay và đi vay tiền.
Kết luận
Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không? Qua phần trình bày của chúng tôi chắc bạn đã hiểu. Mặc dù không bị phạt gì cả bao gồm không bị phạt tiền hay phạt tù mà người đi vay còn được bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên hãy dùng trí tuệ của mình xuy xét cho cẩn thận kẻo bị mắc bẫy cho vay cắt cổ mà đi vào con đường túng quẩn. Nếu đã lỡ rơi vào hoàn cảnh vay nóng, lãi cao có thể mạnh dạn khai báo với cơ quan có chức năng để hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn. Lời khuyên cho các ông bà chủ cho vay cũng không nên cho vay nặng lãi vì vừa vi phạm pháp luật lại vừa tạo nghiệp xâu ác rất nặng sau này lãnh hậu quả khó lường. Lưới của pháp luật thế gian có thể lọt chứ “lưới Trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”, đã gieo nhân ắt phải gặt quả, lúc đó có hối hận cũng không kịp. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các điều luật, Nghị định của Chính phủ hoặc Bộ Luật Dân sự, Hình sự… để có cái nhìn sâu sắc trước khi đi vay hoặc có ý định cho vay nặng lãi. Một bước đi sai của bạn có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau nên hãy cân nhắc thật kỹ. Và đừng quên theo dõi Blog songdoi.org để đọc thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!
Xem thêm: Cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền