Lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp?
Hiện nay, vấn đề vay tiền và trả tiền lãi theo tháng đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng việc thiếu hiểu biết của một số người dân để trục lợi, tăng lãi suất lên cao nhằm cho vay nặng lãi, bào mòn tiền của những người không am hiểu về luật pháp. Để giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về vấn đề cho vay nặng lãi cũng như lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp, hãy cùng blog songdoi.org nghiên cứu hết bài viết này.
Tin liên quan:
Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù hay không
Cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền
Lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp?
Đối với nhiều người, khi việc đầu cơ vào các mô hình kinh doanh, buôn bán khởi sắc và sinh lời, họ thường sẽ cho vay số tiền lời đó cho những người đang gặp khó khăn trong vấn đề tiền bạc. Song, nếu thỏa thuận lãi suất không đúng quy định sẽ khiến bạn dễ dàng bị kết tội cho vay nặng lãi. Cho vay với lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp? Không hiểu được vấn đề này bạn sẽ phải bị xử phạt theo đúng quy định của Luật Dân sự của Việt Nam.
Theo điều 468 của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2008, lãi suất vay sẽ do các bên tự thỏa thuận và đi đến thống nhất với nhau. Tuy nhiên, lãi suất giữa các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu không người cho vay sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cho vay nặng lãi.
Trong trường hợp số lãi suất được tính hơn 20%/năm thì phần lãi này sẽ không được tính, không có hiệu lực pháp lý. Thông thường, lãi suất vay tối đa trung bình vay tiền trong một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng.
Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, tuy nhiên không xác định rõ lãi suất dẫn đến tranh chấp về lãi suất thì số tiền lãi này sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Hãy cùng xem một ví dụ để dễ hình dung về việc tính lãi suất trung bình hàng tháng như sau:
A có vay của B 30 triệu (VNĐ) và được tính với mức lãi suất 4 triệu đồng một tháng. Điều này là hoàn toàn vô lý và không đúng với quy định. Nếu tính theo lãi suất trung bình 1 tháng là 1,666%/tháng thì bên A chỉ trả lãi cho bên B là 30,000,000 x 1,666% = 499,800 VNĐ/tháng. Dù cho cả A và B đều có thỏa thuận về mức lãi này nhưng nó cũng được xem là trái pháp luật. So với mức lãi mà Nhà nước quy định thì B đang lấy hơn gấp 8 lần, một con số quá cao.
Tội danh cho vay nặng lãi có nặng không?
Muốn đi vay tiền, trước hết người vay phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về quy định cũng như mức lãi suất hợp pháp mà Nhà nước ban hành. Để biết được mức lãi nào là bất hợp pháp hay lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp? Ngược lại, để tránh việc trở thành tội phạm cho vay nặng lãi, người cho vay cũng phải tìm hiểu để đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất.
Nếu người cho vay cố tình nâng mức lãi lên hơn 20% so với mức tiền vốn để tiến hành lấy tiền lãi thì bạn đã vi phạm luật Dân sự về việc cho vay nặng lãi.
Với những chủ cho vay tiền mà tính lãi suất cho người vay gấp 5 lần trở lên so với quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam, thu lợi bất chính từ 30.000.000 VNĐ đến dưới 100.000.000 VNĐ sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ. Những người trước đó đã bị xử phạt hành chính hoặc từng bị kết án về hành vi cho vay nặng lãi mà vẫn tiếp tục tái phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.
Với những trường hợp nặng hơn, thu lợi bất chính từ 100.000.000 VNĐ sẽ bị phạt 200.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ hoặc thậm chí bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra, những người có hành vi cho vay nặng lãi bị phát hiện còn có thể bị phạt từ 30.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ và bị cấm đảm nhận chức vụ cũng như cấm hành nghề, cấm làm việc nhất định từ 1 cho đến 5 năm.
Chính vì mức độ nghiêm trọng của việc cho vay nặng lãi mà Nhà nước đã đưa ra những khung hình phạt nhằm răn đe, duy trì sự ổn định cho xã hội. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề như lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp? Cho vay lãi bao nhiêu là không hợp pháp? Và các vấn đề pháp lý trước khi muốn cho ai vay tiền để đảm bảo không vi phạm pháp luật cũng như không làm trái với lương tâm, đạo đức.
Lời khuyên cho bạn
Hiện nay, nhiều app cho vay tiền nóng tràn lan trên khắp các trang mạng xã hội. Chúng dụ dỗ những người không hiểu về luật pháp, về những góc khuất để tiến hành cho vay nặng lãi. Những người vay thông qua các app này thường sẽ không có chứng cứ nên rất khó để có quan chức năng vào cuộc điều tra. Điều này cũng dẫn đến tình trạng nhiều người không trả nổi tiền lãi rồi thực hiện nhiều hành vi khiến chúng ta phải hối hận cả đời. Hãy cân nhắc thật kỹ trước việc vay tiền từ các app này, chúng ta nên vay tiền từ những nơi có uy tín như ngân hàng, vay từ những người thân, bạn bè… để đảm bảo các quyền lợi bản thân.
Kết luận
Bạn có thể vay tiền cũng như cho vay để lấy lãi. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kỹ về các khoản vay, lãi suất hợp pháp để đảm bảo những quyền lợi thuộc về bản thân mình. Quý khách là người cho vay hay người đi vay đều nên tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp pháp? Cho vay lãi bao nhiêu là bất hợp pháp? Ai là người vi phạm bị phạt? Các mức án phạt nếu vi phạm là như thế nào? Đừng quên theo dõi blog songdoi.org để biết thêm nhiều thông tin pháp luật khác.
Biên Thùy