Thảo dược hạ đường huyết – Danh sách cây thuốc Nam trị tiểu đường dễ kiếm

Cỏ đuôi chuột hoa tím ha đường huyết

Dưới đây là danh sách các cây thuốc Nam giúp hạ đường huyết và trị tiểu đường một cách dễ dàng

Thảo dược hạ đường huyết là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi vì sử dụng thảo dược hay cây thuốc Nam làm thuốc chữa bệnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh, phòng ngừa biến chứng của bệnh là phương pháp an toàn hơn cả cho người bệnh đái tháo đường. Dưới đây là bài viết chia sẻ danh sách các loại thảo dược trị tiểu đường, mong rằng nó sẽ có ích cho bạn.

Danh sách thảo được hạ đường huyết – Chữa bệnh tiểu đường

Danh sách các loại rau củ quả hạ đường huyết có trong các món ăn thường ngày

1. Rau Ngỗ: Rau Ngỗ là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh trị tiểu đường rất hiệu quả. Rau Ngỗ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxi hóa, giúp cải thiện sức khỏe và kiểm soát mức đường trong máu. Đặc biệt, Rau Ngỗ cũng có khả năng ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực và bệnh tim mạch.

2. Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng làm giảm đường huyết và tăng cường chức năng gan. Bạn có thể sử dụng rau diếp cá trong các món ăn, nước uống hoặc dùng dưới dạng thuốc.

3. Cây đậu bắp: Sử dụng cả quả, thân cây và lá nấu nước uống hằng ngày giúp giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt

4. Rau dền đỏ: Rau dền đỏ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5. Rong biển: Là món ăn rất tốt cho người bệnh đái tháo đường

7. Hành tây: Hành tây chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bạn có thể sử dụng hành tây trong các món ăn hàng ngày.

8. Cây gừng: Gừng có tác dụng làm giảm đường huyết và tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng gừng trong các món ăn, nước uống hoặc dùng dưới dạng thuốc.

9. Bắp cải: Bắp cải là một loại rau giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10. Rau xà lách: Rau xà lách là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp cân bằng đường huyết và tăng cường sức đề kháng. Có thể sử dụng nước ép là tốt nhất.

11. Rau ngót: Rau ngót có chứa insulin và chất diệp lục từ lá cây rau ngót có tác dụng bổ sung insulin và hạ đường huyết ổn định cho người tiểu đường

12. Súp lơ xanh: là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch.

13. Mướp đắng(Khổ qua): Mướp đắng thường cũng được nhưng sử dụng tốt hơn là loại mướp đắng rừng. Có thể nấu ăn, ép lấy nước, nghiền bột hoặc pha trà uống đều được.

Quả mướp đắng rừng hạ đường huyết
Quả mướp đắng rừng hạ đường huyết rất tốt cho bệnh tiểu đường

14: Dưa chuột hay dưa leo: Sử dụng không quá 100g mỗi ngày hỗ trợ giảm béo và đái tháo đường rất tốt. Nước ép của nó có thể cắt nhanh cơn đau cho bệnh nhân Gút đang đợt cấp.

15. Củ khoai tây: Khoai tây chứa một lượng lớn chất xơ, giúp hạn chế sự hấp thụ đường trong máu và duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, khoai tây cũng chứa một số chất chống oxi hóa như vitamin C và beta-caroten, giúp ngăn chặn sự tổn hại do các gốc tự do gây ra.

16. Củ cải đường: Củ cải đường chứa một lượng lớn chất xơ, giúp hạn chế sự hấp thụ đường trong máu và duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, củ cải đường cũng chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, kali và magiê, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

17. Dưa cải muối: Dưa cải muốn chứa một lượng lớn chất xơ, giúp hạn chế sự hấp thụ đường trong máu và duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, dưa cải muốn cũng chứa một số chất chống oxi hóa như vitamin C và beta-caroten, giúp ngăn chặn sự tổn hại do các gốc tự do gây ra.

18. Củ sen: Củ sen chứa một số chất chống oxi hóa như vitamin C và beta-caroten, giúp ngăn chặn sự tổn hại do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, củ sen còn chứa một số chất kháng vi khuẩn và kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

19. Măng Tây: Măng Tây, một loại rau có tên gọi khác là măng cụt, có tác dụng chữa bệnh trị tiểu đường. Măng Tây chứa nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh đường huyết và hấp thụ đường trong cơ thể. Ngoài ra, măng Tây còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tế bào.

Măng tây - Cây rau hay Thảo dược hạ đường huyết
Măng tây – Cây rau hay Thảo dược hạ đường huyết rất tốt cho mỗi bửa ăn

20. Rau mồng tơi: Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng đường huyết và hạn chế sự hấp thụ đường trong máu. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có khả năng giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa.

21. Rau lang: Rau lang là một loại rau quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam và cũng có tác dụng chữa bệnh trị tiểu đường. Rau lang chứa nhiều chất xơ và vitamin C, giúp kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, rau lang còn có khả năng làm giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường.

22. Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát đường huyết và ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, bông cải xanh còn giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

23. Cải bó xôi: Nói chung các loại rau họ nhà cải hầu như rất tốt cho bệnh tiểu đường

Trên chỉ là một số loại rau củ quả chúng tôi liệt kê ra cho người bệnh tiểu đường sử dụng tốt cho bệnh của mình. Còn để sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh thì cần sử dụng đúng liều lượng và đúng cách mới có hiệu quả. Không nên xem các món ăn có các loại thức ăn này thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh vì có thể sử dụng để ăn những bữa ăn đó không đủ liều lượng để có thể cân bằng huyết áp, đường huyết hay lượng insulin,…ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một món ăn cũng không tốt cho việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Cho nên bửa ăn thường đa dạng hóa mới tốt cho người bệnh. Bạn nên chọn một loại cây thuốc Nam nào đó có dược tính hỗ trợ tiểu đường mạnh mẽ , uống lâu dài an toàn và hợp với cơ địa của bạn để sử dụng thường xuyên như uống nước trà hằng ngày để điều trị cân bằng bệnh thay vì chỉ ăn các món rau trên qua bửa ăn.

Danh sách các cây thuốc Nam – Thảo dược trị đái tháo đường hiệu quả

  1. Lá Ổi: Ưu tiên dùng lá ổi non sẽ tốt hơn. Dùng 1 nắm lá ổi(Khoảng 10-20 lá) đem nấu nước hoặc pha trà uống hằng ngày. Vừa có tác dụng hỗ trợ tiểu đường vừa có tác dụng giảm cân, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Cho nên người béo hoặc cao huyết áp mà không bị tiểu đường thì dùng vẫn rất tốt cho việc giảm cân, chữa máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,…
  2. Lá Sung: Lấy 1 nắm lá Sung rửa sạch để ráo nước vò nát rồi nấu chừng 1 lít nước trong vòng 10-15 phút, để nguội chia ra uống đều trong ngày. Có thể ăn sống, nấu nước uống hoặc hảm trà uống mỗi ngày.
  3. Lá Sung kết hợp với lá Ổi: Có thể lấy 1 nắm lá Sung và 1 nắm lá Ổi nấu nước hoặc pha trà uống mỗi ngày
  4. Lá Điều: Có thể lấy 1 nắm lá điều nấu nước uống hoặc pha trà uống mỗi ngày nhưng cần có thời gian sử dụng nhất định, không sử dụng liên tục như lá Ổi hay lá Sung
  5. Lá Ổi kết hợp với lá Điều: Cách 1: Có thể sử dụng 20 lá Điều + 10 lá Ổi. Rửa sạch. Đem nướng lá cho nó ngã màu vàng hoặc phơi qua cho héo(Có thể phơi chừng 1 nắng). Sau đó, nấu 1,5 – 2 lít nước để uống thay nước lọc trong ngày. Cứ uống 3 ngày nghỉ 1 tuần rồi lại lặp lại như vậy. Cách nấu vặn lửa lớn để sôi sau đó để lửa nhỏ liu riu tầm 10 – 15 phút sao cho nước rút lại còn 1 – 1,5 lít là sử dụng được.
    Cách 2: Ngày đầu dùng 20 lá Ổi nấu với 2 lít nước, ngày hai dùng 20 lá Ổi nấu với 2 lít nước. Ngày 3, 4 lặp lại như vậy. Sau đó có thể trộn chung lại theo cách 1 như trên là 20 lá Điều, 10 lá ổi nấu 2 lít nước, cứ uống 3 ngày nghỉ 1 tuần và tiếp tục lặp lại cách 1.
  6. Cây cỏ ngọt: Sử dụng mỗi lần khoảng 2,5g. Nấu 1 lít để uống trong ngày, không dùng cho người huyết áp thấp. Nên kết hợp cỏ ngọt với các cây thuốc khác sẽ phát huy tốt hơn hiệu quả chữa bệnh.
  7. Cây Xuyên chi: Còn gọi là cây Cúc dại, cây công binh,…

    Cây Xuyến Chi
    Cây Xuyến Chi – Cây thuốc chữa tiểu đường rất hiệu quả
  8. Cây Đậu bắp
  9. La hán quả: Ngày sử dụng 01 quả khô bóp nát pha với khoảng 1 lít nước để uống đều trong ngày.
  10. Nước cất tinh chất trái nhàu
  11. Giảo cổ lam 
  12. Dây thìa canh
  13. Lá Neem Ấn Độ: Còn gọi là cây Sầu đâu Ấn độ hay cây Xoan Ấn độ. Mỗi ngày chỉ sử dụng 6 – 10 lá nấu nước uống.

    Lá neem Ấn độ
    Lá neem Ấn độ
  14. Lá Xoài: Bứt nắm lá tối nấu để đến ngày hôm sau sử dụng là hiệu quả hơn cả.
  15. Nấm Linh Chi: Phơi khô, xay nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 1g bột nấm pha 1 ly trà nước ấm để uống, ngày dùng 1 lần trước khi ăn 30 phút, chú ý uống hết cả cặn thuốc. Nấu nước hoặc pha trà hay sắc thuốc uống sẽ phí vì không tận dụng hết chất dinh dưỡng.
  16. Cây cỏ đuôi chuột: Tên gọi khác như Đũa bếp, cỏ đuôi lươn, hải tiên, bôn bôn, mạch lạc, điềm thông, giả mã tiên,…Ngoài tác dụng chữa tiểu đường nó còn chuyên trị các chứng bệnh về tim như (hở van tim, suy tim) và ổn định huyết áp rất hiệu quả. Cách sử dụng lấy cây chặt nhỏ, phơi khô, ngày lấy 1 nắm khoảng 10-15g khô(tươi khoảng 20-25g)nấu 1,5 lít còn 1 lít nước (hoặc nấu trong 5 phút) để chia nước uống thay nước lọc trong ngày. Lưu ý: Chỉ sử dụng cây loại bông tím đậm lá nhám, không sử dụng loại cây bống trắng hoặc bông tím lạt sẽ phản tác dụng.

    Cây cỏ đuôi chuột hóa tím chữa tiểu đường
    Cây cỏ đuôi chuột hóa tím đậm lá nhám chữa tiểu đường hiệu quả
  17.  Cây tầm bóp(Thù lù, lồng đèn, bùm bụp): Sử dụng 30-40g tươi hoặc 20-30g khô nấu 1,5 lít nước khoảng 15-20 phút(Nấu sôi để nhỏ lửa liu riu) chia uống đều thay nước lọc trong ngày.
  18. Hoa đu đủ: Sử dụng 10-20g tươi hoặc 5-10g khô nấu nước hoặc hãm trà uống hằng ngày. Hoa đu đủ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng, dạ dày, bệnh ung thư,…
  19. Lá dứa nếp: Sử dụng 5-10 lá nấu nước uống hằng ngày. Có thể kết hợp lá dứa với vài gam(3-5gam) đậu đen nấu nước hoặc hãm trà uống cũng hỗ trợ trị tiểu đường rất tốt.
  20. Hoa đậu biếc: 1 lần sử dụng từ 3-5 hoa pha 1 ly nước khoảng 100-150 ml nước(tương đương với 1 tách trà lớn) uống như uống trà, ngày uống 2 lần như vậy.

Danh sách trên khi rảnh chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tiếp, mong bạn hãy quay lại theo dõi để cập nhật thêm. Hãy tham khảo và sử dụng những cây thuốc Nam trên để hạ đường huyết và trị tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cây thuốc chữa bệnh tiểu đường nào thì bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ  hoặc những người có kinh nghiệm đã qua nghiên cứu hoặc sử dụng để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.

Share:

Author: Tuan Nguyen

Tuan Nguyen - người thích chia sẻ những vấn đề về giáo dục sức khỏe và nhiều kinh nghiệm sống thú vị khác trong cuộc sống. Mong rằng blog Sống đời vui khỏe này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích

Tin liên quan khác