Nên học Đại học hay học nghề là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều học sinh và phụ huynh. Nhất là trong nhiều năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam đang có xu hướng phân luồng học sinh để đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đất nước trong thời gian đến. Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác và khách quan, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng blog Sống đời nhé.
Có nên học Đại học Đại Nam không?
Có nên học quản trị kinh doanh?
Đánh giá những lợi ích và hạn chế đối với việc học đại học và học nghề?
Đối với việc học đại học:
Thông thường các trường đại học với chuyên ngành đào tạo khoảng 4 năm. Đây là thời gian lý tưởng để các bạn sinh viên có thể tích lũy kiến thức từ nền tảng để nâng cao đảm bảo vững chắc để làm việc sau này. Cơ hội nghề nghiệp đối với các bạn sinh viên học đại học cũng khá cao, đặc biệt là những ngành đòi hỏi trình độ đào tạo Đại học và có độ hot trên thị trường tuyển dụng.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng nhân sự hiện nay không chỉ phụ thuộc vào bằng cấp mà còn ở chính kỹ năng kinh nghiệm và khả năng làm việc.
Các bạn học đại học thường sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các câu lạc bộ, chương trình tư vấn, hỗ trợ kiến thức tìm kiếm việc làm, kết nối với các thế hệ đi trước ở ngay trong chính trường học của mình. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học được làm việc ở trong những công ty tập đoàn lớn thường sẽ có mức lương lớn cao và ổn định hơn với kiến thức chuyên sâu hơn.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì việc học đại học tại Việt Nam hiện nay cũng có những hạn chế riêng. Mức học phí cao là một trong những lý do khiến nhiều bạn trẻ đắn đo trong việc nên học Đại học hay học nghề. Trung bình học phí học đại học tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 12 đến 20 triệu/năm tùy từng ngành học ( cũng có một số ngành học mức học phí cao hơn rất nhiều). Đó là chưa nói đến chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt, học tập bên ngoài,…
Nhiều bạn sinh viên cho rằng chương trình học đại học tại Việt Nam thường đặt nặng về mặt lý thuyết hơn thực hành. Đó chính là lý do tại sao sinh viên khi ra trường còn bỡ ngỡ và không thể bắt tay ngay vào công việc chuyên môn của mình được. Thời gian đào tạo cũng được cho là khá dài (khoảng 4 năm đối với những ngành nghề thông thường). Với khoảng thời gian này, các bạn sinh viên học trường nghề đã có thể nhanh chóng bước vào thị trường và làm tốt công việc của mình.
Đối với việc học nghề:
So với các chương trình đào tạo Đại học thì học nghề thời gian rút ngắn hơn (khoảng từ 3 năm trở lại). Chương trình đào tạo nghề được tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý ở các trường công lập trên cả nước. Ngoài ra hiện nay còn có nhiều trường tư thục được cấp phép dạy nghề. Đây là hình thức đào tạo nhằm mục đích hình thành những công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thực hành điêu luyện trong một lĩnh vực nào đó.
Chương trình đào tạo chú trọng về mảng thực hành nên người học có thể trực tiếp tiếp xúc với hệ thống máy móc kỹ thuật, nói chung là chuyên môn của mình từ rất sớm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp trường nghề có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc mà không phải mất thời gian đào tạo lại tại các cơ quan doanh nghiệp tuyển dụng. Đây là một trong những lý do bạn có thể xem xét để trả lời câu hỏi nên học đại học hay học nghề.
Vì được đào tạo bài bản về kỹ năng thực hành ngay tại trường học nên cơ hội làm việc của các sinh viên tốt nghiệp trường nghề thường khá rộng mở. Trong thời đại hiện nay, khi các doanh nghiệp tuyển dụng chú trọng về mặt kỹ năng nghề nghiệp hơn là bằng cấp Khi các sinh viên trường nghề luôn được săn đón.
Về vấn đề thu nhập, học sinh và phụ huynh cũng có thể yên tâm. Bởi hiện nay các đơn vị tuyển dụng trả lương dựa trên kỹ năng kinh nghiệm của người làm hơn là bằng cấp. Do đó, nếu cố gắng phấn đấu và nỗ lực liên tục để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của mình thì chắc chắn mức lương những người học trường nghề nhận lại không hề nhỏ.
Nên học Đại học hay học nghề?
Trở lại với câu hỏi nên học Đại học hay học nghề, chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đây để giúp bạn đọc phần nào hình dung được câu trả lời của mình. Phải nói rằng, việc nên học Đại học hay lựa chọn con đường học nghề còn tùy thuộc vào chính sở thích, kỹ năng và điều kiện của mỗi người.
Chỉ cần bạn có ước mơ, có khát vọng, có một niềm đam mê với một sở thích đặc biệt nào đó, tin chắc rằng không sớm thì muộn bạn sẽ đi đến với thành công. Nếu không có đủ điều kiện để bước vào giảng đường đại học, hãy lạc quan và tin tưởng rằng chỉ cần bạn thân bạn cố gắng thì mọi điều đều có thể trở thành hiện thực./
Xem thêm: